Luộc trứng chỉ cần thêm 1 bước nhỏ này nữa là bóc vỏ dễ ợt, không bị nứt, dính

( PHUNUTODAY ) - Chỉ thêm bước nhỏ dưới đây đảm bảo quả trứng luộc sẽ không bị nứt, cực dễ bong vỏ khi chạm vào, nếu bạn không tin, thử ngay sẽ rõ.

Luộc trứng là một công việc vô cùng đơn giản, nhưng khi luộc trứng chúng ta thường gặp phải tình trạng trứng bị nứt vỏ, lòng trắng bị chảy ra ngoài gây ra mùi tanh và mất chất dinh dưỡng. Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này? Đừng lo lắng, hãy bỏ túi ngay mẹo luộc trứng không bị nứt, dễ bóc vỏ dưới đây của chúng tôi nhé.

Trước tiên, cần đem rửa sạch trứng trước để loại bỏ các bụi bẩn và phân còn bám bẩn trên vỏ quả trứng.

Sau khi rửa, chuẩn bị một nồi nước lạnh, sau đó thêm một ít muối ăn vào nước. Muối ăn có thể giúp bóc vỏ tốt hơn. Khuấy đều cho muối tan, rồi cho trứng vào. Tuy nhiên, không vội luộc ngay, trứng này cần ngâm trong nước khoảng 10 phút để nhiệt độ trong trứng và nước được bằng nhau, khi luộc sẽ không bị nứt vỏ.

Sau 10 phút, đậy vung lại, bật bếp và luộc sôi. Ở đây, chúng ta phải sử dụng nước lạnh để luộc trứng thay vì dùng nước nóng. Nếu dùng nước nóng, trứng không được làm nóng đều, chúng cũng rất dễ bị nứt vỏ. Luộc trứng trong 8 phút với lửa nhỏ, không nên vượt quá 10 phút vì như vậy trứng bị chín quá cũng không tốt cho sức khỏe.

Sau khi luộc xong, vớt trứng ra rồi thả ngay vào chậu nước lạnh. Trứng sẽ nguội và được làm mát hiệu quả trong nước lạnh, cũng giúp bạn dễ bóc vỏ hơn.

Như vậy, để luộc trứng dễ bóc bỏ, bạn cần nhớ 3 điều:

- Thêm muối vào nước luộc. Ngâm trứng trong nước này 10 phút trước khi luộc

- Dùng nước lạnh để luộc trứng

- Luộc xong nhớ ngâm vào nước lạnh.

Những người kiêng không nên ăn trứng

Người bị bệnh tiểu đường

Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi sức khỏe nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Theo các chuyên gia dinh dưỡng những người có bệnh tiểu đường không nên hạn chế ăn.

Người đang sốt

Đối với, những người bị sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.

Người mắc bệnh thận

Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.

Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó, làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.

Người cơ địa dị ứng

Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi.

Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Người bị bệnh gan

Trứng là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Trong trứng có đủ protit, lipit, gluxit, các vitamin, các khoáng chất, các men và hormon. Các chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ trứng, đặc biệt lòng đỏ chứa 1,6 hay 0,3gr cholesterol. Vì trứng rất bổ, khó tiêu nên khi ăn trứng, gan phải làm việc nhiều.

Do vậy, những người bị bệnh gan không nên ăn trứng, nếu ăn nhiều, trong thời gian dài có thể càng làm cho gan yếu hơn rồi bệnh nặng, dẫn đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan…

Tác giả:

Tin nên đọc