Nguyên liệu:
- Vịt: 1 con nặng khoảng 2 – 2,5 kg;
- Gừng tươi: 2 củ;
- Hành khô: 1 củ;
- Giấm gạo, rượu trắng
Cách khử mùi hôi khi sơ chế vịt:
Khi mua vịt sống, bạn có thể nhờ người bán làm hộ rồi về chế biến ngay hoặc tự sơ chế tại nhà. Vịt sau khi cắt tiết sẽ được nhúng vào nước sôi để vặt sạch lông. Bạn sẽ thấy ở các lỗ chân lông trên mình vịt có chất lỏng màu đen, nhớ nặn ra hết rồi rửa sạch vì nó làm cho vịt có mùi hôi.
Phao câu là thủ phạm chính gây mùi hôi tanh cho thịt vịt luộc, vì vậy bạn nên cắt bỏ hẳn phần phao câu vì nó vừa hôi lại vừa không có lợi cho sức khỏe. Một lưu ý nữa là bạn nhớ bóc lấy phần lưỡi bẩn trong mỏ vịt ra.
Sau khi sơ chế vịt xong, bạn dùng muối hạt chà xát cả trong và ngoài con vịt rồi rửa sạch, sau đó cắt vài lát gừng chà lên rồi rửa lại lần nữa, gừng có tác dụng khử mùi hôi vịt hiệu quả và giúp vịt thơm hơn khi luộc.
Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng, giấm gạo để rửa vịt rồi xả lại với nước, chắc chắn vịt sẽ không còn mùi hôi.
Cách luộc vịt không hôi:
Cho vịt vào nồi, sau đấy đổ nước ngập hết con vịt. Tiếp đến, bạn nướng gừng và hành lên, đập dập và cho vào nồi luộc cùng với vịt. Mùi của gừng và hành nướng sẽ át đi mùi hôi đặc trưng của loại thực phẩm này.
Sau khoảng 25-30 phút, bạn dùng đũa xiên qua thịt vịt, nếu không thấy có nước màu hồng chảy ra thì vịt đã chín. Vớt vịt ra, để nguội rồi chặt thành những miếng vừa ăn là được.
Với cách luộc gà, bạn cho gà vào nồi nấu ngay từ đầu thì cách luộc vịt lại khác, khi nước sôi mới cho vịt vào luộc. Nếu luộc lâu trong nước, thịt vịt sẽ quá mềm và không ngon vì chất ngọt đã ra hết nước.
Khi đã luộc vịt chín mà chưa muốn ăn ngay, bạn có thể tắt bếp và để vịt om trong nồi, thịt vịt sẽ luôn mềm và nóng, khi ăn thì vớt ra rồi chặt. Nếu là vịt già, bạn tắt bếp và ngâm vịt trong nồi cho đến khi nguội, vịt sẽ không bị dai. Còn nếu muốn ăn nguội, khi vịt chín hãy vớt ra cho vào thau nước mát (hoặc nước đá lạnh), vịt sẽ nhanh nguội, da vịt giòn, dai như ăn ngoài nhà hàng.
Cách pha nước chấm vịt luộc:
Thịt vịt ngon nhất là khi chấm cùng nước mắm gừng, thứ nước chấm với hương vị cay nồng, thơm ngon này sẽ khiến món ăn thêm hấp dẫn.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần giã nhuyễn gừng, ớt, sau đấy thêm nước mắm, đường và chanh vào. Nếm thử thấy nước chấm đậm đà, có vị chua ngọt là được.
Những bộ phận của vịt không nên ăn
Không ăn tiết canh vịt
Nhiều người tin rằng tiết canh vịt là món ăn mát, bổ. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào để khẳng định điều này. Tiết canh bản chất là máu sống kết hợp với các loại thịt, xương, rau sống nên không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong con vật.
Không ăn da cổ vịt
Cổ vịt rất được yêu thích bởi những người thích thịt vịt. Nhưng vùng này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho sức khỏe.
Không ăn phao câu vịt
Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ vịt rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc.
Tuy nhiên trên thực tế, phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Vì vậy, ăn phao câu vô tác dụng chứ không như nhiều người đồn thổi.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Lộc tràn vào nhà: 3 con giáp thành công tới tấp, giàu có nhất tháng 9
-
Thần Tài cho lộc: 3 tuổi trúng số cuối tháng 7 Âm, tháng 8 chẳng cần bon chen cũng có tiền tỷ trong tay
-
Cuối tháng 7 âm lịch, 3 con giáp rũ sạch vận đen, thảnh thơi có của ăn của để
-
Người tính không bằng trời tính: 3 tuổi có căn phát tài, tiền bắt đầu chảy vào túi từ tháng 9/2023
-
Càng về cuối tháng 7 Âm càng khởi sắc: 4 con giáp làm ăn phát đạt, tài lộc dư dả