Ma có thật không? Khoa học giải mã bí ẩn về ma?

( PHUNUTODAY ) - Một số người tin rằng có ma, một số thì không, còn các nhà khoa học thì nói gì về hiện tượng gặp ma?

Hẳn là bạn đã từng nghe nói về ma. Có người nghe người khác kể có người nói rằng đã nhìn thấy ma. 

Giáo sư tâm lý học Christopher French ở Trường đại học London, Anh đã viết một cuốn sách về khoa học huyền bí và theo ông thì việc người ta nhìn thấy ma thường là những cách hiểu sai về những điều có thể giải thích được. Giáo sư cho rằng: "Chỉ vì bạn không thể nghĩ ra lời giải thích không có nghĩa là không có lời giải thích nào". 

Giáo sư này cho rằng ma là ảo giác hoặc nhận thức về những thứ không có thật, là ký ức sai hoặc hồi ức về những sự kiện không hề xảy ra, và xu hướng ám ảnh tâm lý khiến một người luôn nhìn thấy khuôn mặt trong một vật thể vô tri hoặc hình ảnh ngẫu nhiên.

Sức khỏe thể chất có thể khiến bạn "thấy ma"

Như vậy theo giáo sư ma không phải hiện tượng có thật. Não bộ con người thường có xu hướng bỏ sót nhiều thứ và có thể ghi nhớ sai các sự kiện. Não bộ của chúng ta cũng có thể đưa ra kết luận khi cố gắng hiểu một trải nghiệm mơ hồ, nhất là khi một người muốn tin rằng họ đã nhìn thấy ma hoặc một sinh vật trong truyền thuyết. Điều đó có nghĩa khi chúng ta tin rằng ma là có thật thì chúng ta dễ nhìn thấy ma hơn, mặc dù nó không có nhưng chúng ta dễ ảo giác hơn bởi vì chính chúng ta tin là có thật. 

Hơn nữa còn một số yếu tố sức khỏe, bệnh lý cũng khiến người ta dễ thấy ma hơn người khác.  Một trong những lĩnh vực nghiên cứu của giáo sư French là chứng rối loạn tê liệt khi ngủ, trong đó người mắc chứng này nghĩ rằng họ đã thức dậy hoàn toàn nhưng không thể cử động, thường là khi họ cảm nhận được sự hiện diện của ma quỷ. Hiện tượng này giống như ý thức thì tỉnh nhưng cơ thể thì chưa. Khi đó trong cơ thể người có thể có sự kết hợp thú vị giữa ý thức lúc thức và ý thức lúc trong mơ, khi đó nội dung của giấc mơ đến và đi vào ý thức lúc thức. Kết quả của việc này có thể vô cùng đáng sợ.

Những người bị chứng bệnh này mà không đủ kiến thức và hiểu biết về bệnh, không biết về chứng bệnh này thì họ thường tưởng rằng họ đã có một trải nghiệm siêu nhiên và những gì họ thấy có thể bị cho là "gặp ma".

Tương tự giáo sư  Johannes Dillinger ở Trường đại học Oxford Brookes, Anh, đang tìm hiểu về các dạng ma mà nhiều người cho là đã gặp trong nhiều thế kỷ qua trong xã hội và văn hóa phương Tây. Ông nói rằng phần lớn người kể lại gặp con ma vô hình. Người ta cho rằng chúng ở đó là vì họ nghe thấy những tiếng động lạ rất khó giải thích, thường vào ban đêm.

Ông cho rằng trước năm 1800 thì người ta tin vào chuyện ma cho rằng ma có những việc quan trọng chưa hoàn thành, sau này thì người ta nghĩ ma trong tình huống cá nhân hơn. Ở thế kỷ  XIX thuyết tâm linh trỗi dậy và niềm tin rằng con người có thể giao tiếp với ma và linh hồn.

Theo đó thì người ta cũng dần thay đổi niềm tin rằng ma đòi hỏi từ người sống sang việc người sống mong được người chết an ủi. Trong quá trình đó thì các nhà khoa học có giải thích gì thì nhiều người vẫn chưa sẵn sàng tin nên họ vẫn tin có ma. 

Tác giả: An Nhiên