Mách mẹ cách phân biệt cam Việt Nam và cam Trung Quốc chuẩn 100%

( PHUNUTODAY ) - Đang là mùa cam, các mẹ có thể mua cam dễ dàng ở bất kỳ chợ nào. Nhưng làm thế nào để phân biệt được cam Việt Nam và cam Trung Quốc chuẩn nhất. Hãy tham khảo ngay cách mẹo dưới đây nhé!

 Cách phân biệt cam Việt Nam và cam Trung Quốc

Để bán được giá và dễ tiêu thụ, nhiều tiểu thương đã không ngần ngại "thay tên đổi họ" của cam Trung Quốc thành cam Việt Nam. Dưới đây là một số "bí kíp" nhỏ giúp bạn phân biệt được đâu là cam Trung Quốc, đâu là cam Việt Nam chính hiệu.

 

Hình dáng bên ngoài, màu sắc, lá

Khác so với cam Việt Nam, cam Trung Quốc có vỏ ngoài màu xanh, nhẵn bóng láng mịn, không có hạt, đa phần quả nhỏ chỉ ngang tầm cam xoàn hoặc to hơn một chút. Tép cam rất mọng nước với màu vàng, múi không có hạt, khi ăn có thể bóc vỏ hoặc bổ múi, vắt nước uống. Bị phơi nắng cả ngày nhưng cam Trung Quốc vẫn xanh tươi như mới hái.

Trong khi đó, cam Việt Nam có vỏ sần sùi và dày vỏ hơn, vỏ hay bị nám và xấu hơn. Loại cam sành vỏ xanh này quả khá to (to gấp đôi quả cam xanh của Tàu), vỏ dày cũng sần sùi, tép cam bên trong rất mọng nước, ăn có vị ngọt nhưng không phải ngọt gắt, múi rất nhiều hạt. Vỏ cam rất khó bóc, khi ăn thường phải bổ múi hoặc bổ đôi vắt nước.

Cam Việt Nam thường có hạt (trừ cam sành Hà Giang có thể có loại không hạt nhưng vỏ dày và sần sùi). Cam Việt Nam khi chín có quả màu vàng, cùi dày và vị ngọt thơm, để lâu ở ngoài trời dễ bị héo và xấu mã.

Về lá của trái cam, cam Trung Quốc thường không có lá hoặc nếu có thì lá sẽ non và bóng. Phần cuống dễ rụng và màu thâm đen. Còn cam Việt Nam lá thường rất già, màu sắc sẫm, đôi khi thấy lá hơi úa vàng. Đặc biệt, nhiều trái cam được bán khi còn nguyên phần cuống tươi, chắc chắn, khó rụng.

Khi quan sát phần cuống và lá, bạn sẽ thấy cuống tươi, bám vào trái rất chắc chắn, phải dùng sức vặt thì cuống mới rụng. Cam Việt Nam thường là lá già, có màu xanh đậm hoặc hơi úa vàng. Cam Việt Nam do không bị ngâm thuốc bảo quản nên nếu để lâu ở ngoài trời sẽ bị héo.

Nếu bạn ăn thử, sẽ thấy vỏ cam dính chắc, rất khó bóc, có nhiều dầu và có mùi thơm thoang thoảng . Ăn vào thấy có vị ngọt thanh, hơi chua. Khi dùng vắt lấy nước thì nước cam có màu tươi, đẹp và có mùi thơm đặc trưng của cam.

Cam Việt Nam (gồm cam Tuyên Quang và Hà Giang) thường vào mùa khoảng tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Riêng cam sành miền Tây thì có quanh năm. Thêm một điểm phân biệt nữa là giá của cam Việt luôn luôn đắt hơn cam Trung Quốc nhiều.

Cam Cao Phong

Cam Cao Phong thường cho thu hoạch vào đầu tháng 9 đến tháng 4 năm sau thì kết thúc. Tuy nhiên, rộ nhất là vào thời điểm cuối năm, cam dội chợ, giá cũng phải chăng.

cam Cao Phong có đặc điểm là quả hình cầu, mã đẹp, vỏ mỏng, bóng, tép mịn, ít hạt hơn so với cam khác, vị ngọt, chín sớm. Khi chín, ruột có màu vàng. Trọng lượng trung bình 2 lạng/quả.

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của cam Cao Phong là khi hái xuống, chỉ vài tiếng sau là lá héo ngay chứ không giữ tươi được lâu.

Bà Liên cho biết thêm Trung Quốc cũng có loại cam lòng vàng giống hệt với cam Cao Phong. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại trên thị trường chỉ có cam Cao Phong, không có cam lòng vàng Trung Quốc.

“Loại cam lòng vàng Trung Quốc thường về nhiều dịp sau Tết, nhất là khi cam Cao Phong bước vào cuối vụ thì cam lòng vàng Trung Quốc về ồ ạt. Do đó, mùa này mọi người có thể yên tâm ăn cam lòng vàng Cao Phong mà không sợ cam Trung Quốc đội lốt”, bà Liên chia sẻ.

Cam Vinh

Loại cam thứ hai của Việt Nam bán vào mùa này là cam Vinh (Nghệ An), với các giống: cam xã Đoài, cam Vân Du, cam Sông Con, cam Valenxia2.

Về mẫu mã, trọng lượng của cam Vinh tương đối giống với cam Cao Phong, nhưng khi ăn cam Vinh có hương thơm dịu đặc trưng, vị ngọt mát.

Các giống cam Vinh bắt đầu chín và cho thu hoạch từ tháng 9 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch năm sau. Vì thế, cam Vinh hiện cũng được bày bán rất nhiều.

Với một vài đặc điểm dễ phân biệt giữa hai loại cam Việt Nam và cam Trung Quốc đã liệt kê phía trên, bạn sẽ yên tâm khi áp dụng để lựa chọn đúng loại cam chất lượng cho gia đình mà không lo bị người bán qua mặt. Hãy luôn là người tiêu dùng thông thái bạn nhé.

Tác giả:

Tin nên đọc