Mùa lạnh hoặc khi thời tiết giao mùa là lúc trẻ dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bắt đầu là trẻ khóc quấy, biếng ăn, kém chơi…sau đó là ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, sốt, khò khè…Một số bé sẽ qua nhanh nhưng cũng có bé phải chịu đựng trong thời gian dài và biến chứng nặng hơn.
Trẻ dễ nhiễm bệnh hoặc bệnh nặng kéo dài thường do hệ miễn dịch bị suy yếu, ngoài ra còn vì độc lực của vi trùng, số lượng nhiễm…Vì vậy cách tốt nhất để giúp bé tránh bị nhiễm bệnh trong mùa này là tăng cường sức đề kháng cho bé hàng ngày. Để bé nhiễm bệnh rồi mới lo tăng sức đề kháng thì đã muộn, mà phải thường xuyên củng cố hệ miễn dịch giúp trẻ phòng bệnh.
Cứ để trẻ được tham gia hoạt động ngoài trời
Việc con vui đùa với cát, bùn đất, nước mưa, chạy nhảy ngoài trời… hoàn toàn tốt cho sức đề kháng của trẻ vì bằng cách này, trẻ tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, từ đó giúp hệ miễn dịch được tập luyện nhiều hơn và hoàn thiện hơn. Bạn chỉ cần đảm bảo trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi ngoài trời, sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Việc vệ sinh môi trường sống xung quanh và vệ sinh thân thể cho trẻ trong những ngày giá lạnh là điều rất cần thiết, bởi đây là môi trường sống của rất nhiều vi khuẩn và vi rút gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.
Đối với các trẻ lớn hơn, cha mẹ nên rèn luyện ý thức tự vệ sinh cá nhân để trẻ biết cách chăm sóc bản thân ngay cả những khi không có cha mẹ ở bên. Cụ thể như:
Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ, đối với những trẻ lớn thì cha mẹ nên tập thói quen cắt móng tay.
Rửa tay cho trẻ, hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn.Vệ sinh răng miệng, vệ sinh mũi họng cho bé.
Vệ sinh môi trường xung quanh như giường ngủ, phòng vệ sinh… và các đồ dùng thường nhật.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Bên cạnh việc giữ ấm đầy đủ cho trẻ, thì theo chuyên mục sức khỏe đời sống khuyến cáo, đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi nên cho bú mẹ hoàn toàn để trẻ có khả năng phòng chống bệnh tật, phát triển toàn diện nhất.
Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ với các loại thực phẩm đa dạng để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Ngoài bữa chính, cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm các loại trái cây giàu sinh tố như đu đủ, dâu tây, cam…
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ như cà rốt, súp lơ, cà chua, rau dền… Cũng là những loại thực phẩm mà phụ huynh nên cho trẻ ăn trong nhưng ngày lạnh, bởi các loại thực phẩm này được kết hợp chung với thịt, cá, trứng sẽ cung cấp đầy đủ chất cho trẻ, giúp hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ. Các thực phẩm giàu kẽm như: hải sản, thịt bò, thịt lợn (nạc vai), nấm, rau chân vịt, ca cao, chocolate, hạt bí, các loại đậu… cũng rất có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ khi mùa đông tới.
Sức đề kháng của trẻ tốt sẽ phòng tránh được những căn bệnh thông thường hay gặp vào mùa đông như cảm lạnh, viêm họng…
Ngủ đủ giấc
Kemper – Giám đốc Trung tâm Giáo dục Nhi khoa toàn diện và Nghiên cứu tại Bệnh viện nhi đồng Boston cho biết, trẻ sơ sinh cần đến 18 tiếng mỗi ngày để ngủ, trẻ mới biết đi thì cần đến 12 đến 13 tiếng và trẻ mẫu giáo là khoảng 10 tiếng một ngày.
Việc thiếu ngủ có thể khiến cho cơ thể dễ dàng mắc phải các bệnh hơn do giảm tế bào cũng như giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại phát triển.
Giữ ấm cho trẻ
Trời chuyển lạnh thì việc giữ ấm cơ thể cho trẻ là điều cần thiết, cha mẹ hãy chú ý giữ ấm những nơi thường tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân trong không khí như vi khuẩn, khói, bụi bẩn… là khu vực mũi họng, đây cũng là nơi dễ bị kích ứng, viêm nhiễm. Sức đề kháng của trẻ yếu, điều này càng khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa…
Chính vì thế cha mẹ cần giúp trẻ bảo vệ, giữ ấm đường thở cho trẻ để giúp trẻ tránh được những căn bệnh đường hô hấp. Các biện pháp có thể áp dụng như: mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, đội mũ kín tai, ăn uống đủ chất, đồ uống ấm.
Rèn bé tập thể dục
Việc tập thể dục sẽ giúp tăng lượng tế bào miễn dịch ở người lớn và các hoạt động này lợi cho trẻ em. Ranjit Chandra – Nhà miễn dịch nhi khoa tại Đại học Memorial Newfoundland cho rằng, để có thể tạo thói quen tập thể dục cho trẻ thì trước tiên bố mẹ hãy trở thành tấm gương, các hoạt động tập thể dục cho bé bố mẹ có thể tham gia: cưỡi xe đạp, đi bộ đường dài, trượt băng trong nhà.
Tránh tiếp xúc với khói thuốc
Theo bác sĩ Beverly Kingsley – một nhà dịch tế học làm việc tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh ở Atlanta, trẻ em có thể bị tổn thương nhiều hơn người lớn khi tiếp xúc với khói thuốc bởi chúng hít thở với tốc độ nhanh hơn, hệ thống giải nhiệt độc tự nhiên của trẻ cũng ít phát triển.
Khói thuốc làm tăng nguy cơ, viêm phế quản, nhiễm trùng và hen suyễn ở trẻ nhỏ. Khói thuốc cũng làm ảnh hưởng đến trí thông minh và sự phát triển thần kinh của trẻ.
Bởi vậy các bậc phụ huynh nên tránh để con mình tiếp xúc với khói thuốc để đảm bảo sức khỏe cho bé bởi trong khói thuốc lá có chứa 4.000 độc tố mà hầu hết trong số đó có thể kích thích và tiêu diệt các tế bào trong cơ thể.
Tác giả: