Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai
- 3 tháng đầu tiên: Do sự thay đổi hormone, căng cơ, thay đổi vóc dáng, xáo trộn tuần hoàn máu ở cơ thể bà mẹ.
- 3 tháng cuối: Do trọng lượng của thai nhi tăng lên, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
- Một số yếu tố khác làm tăng chứng đau đầu ở bà mẹ là: stress, mệt mỏi, chế độ ăn uống quá nhiều caffein, thiếu ngủ, uống ít nước, đói, hạ đường huyết…
- Nhiều bà mẹ xuất hiện chứng đau nửa đầu trong quý I của thai kỳ. Đau nửa đầu có biểu hiện đau nhói một bên đầu, kèm theo khó chịu khác như nôn hoặc buồn nôn.
Lưu ý: Muốn điều trị chứng đau đầu trong giai đoạn mang thai, bạn phải hết sức thận trọng. Bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, kể cả thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc.
Một số mẹo làm dịu cơn đau
- Sử dụng gạc, khăn mềm chườm ở vùng đầu, mắt, thái dương. Bên cạnh đó, bạn có thể đắp một chiếc khăn lạnh sau cổ.
- Giảm stress: Tránh những nơi ồn ào, náo nhiệt. Thực hiện vài động tác thể dục để thư giãn, thở sâu, nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang ở một khung cảnh thiên nhiên thanh bình.
- Nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh có thể giúp bạn xoa dịu cơn đau.
- Ngủ đủ giấc.
- Chế độ ăn hợp lý: Ăn ít, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh được tình trạng hạ đường huyết.
- Điều chỉnh tư thế phù hợp khi ngồi, ngủ, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ.
- Massage: Massage vùng vai, cổ, thái dương có tác dụng làm dịu cơn đau đầu.
- Tránh các loại đồ ăn, uống chứa caffein, các chất kích thích…
Lưu ý: Nếu chứng đau đầu trở nên nghiêm trọng như: cản trở giấc ngủ, kèm theo dấu hiệu sốt, đau bụng, đau răng, đau mắt…, tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Lưu ý: Nếu chứng đau đầu trở nên nghiêm trọng như: cản trở giấc ngủ, kèm theo dấu hiệu sốt, đau bụng, đau răng, đau mắt…, tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Một số thực phẩm tốt cho bà bầu giúp giảm đau đầu
Cá hồi
Thực phẩm giúp giảm đau đầu đa phần là những thực phẩm có chứa nguồn vitamin B và a-xít folic dồi dào. Vì vậy, khi bị đau đầu khi mang thai, bà bầu nên chịu khó ăn các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ. Đây là 2 loại thực phẩm chứa hàm lượng omega-3 cao, có tính chất kháng viêm, hạn chế các bệnh liên quan đến viêm não và có thể giúp mẹ bầu giảm đau đầu hiệu quả.
Bông cải xanhKhi thiếu máu, bà bầu thường có triệu chứng mệt mỏi, đau đầu. Do đó trong các bữa ăn hàng ngày, bà bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như bông cải xanh… để bổ sung thêm hàm lượng sắt vào cơ thể.
Rau chân vịt
Một khẩu phần ăn rau chân vịt có thể cung cấp 6 mg tương đương gần 40% đơn vị sắt. Đây là thực phẩm rất giàu riboflavin, một loại vitamin B đã được chứng minh có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, rau chân vịt chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các khoáng chất khác. Bên cạnh đó, loại rau này là một nguồn axit béo thực vật omega 3 dồi dào, rất tốt cho não bộ của mẹ và thai nhi.
Đậu trắng
Đậu trắng là một trong những loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhất đặc biệt là sắt. Một bát đậu trắng nấu chín có thể cung cấp 6,5 mg hoặc 35% đơn vị sắt. Ngoài ra, đậu trắng rất giàu magiê, đây là nguồn thực phẩm chống đau đầu hiệu quả vì có tác dụng chống co cơ và các mạch máu gây nhức đầu, mệt mỏi.
Gừng
Gừng là một loại thảo mộc, từ trước đến nay được biết đến là một loại thần dược tự nhiên mang đến nhiều công dụng cho con người, nhất là phụ nữ mang thai. Không chỉ giảm nghén, buồn nôn, mà gừng còn có tác dụng giảm đau một cách tự nhiên, hiệu quả. Bà bầu có thể dùng một tách trà gừng để giảm chứng đau nửa đầu và đau đầu hay căng thẳng. Nếu bà bầu bị đau đầu đi kèm với buồn nôn và nôn ói thì trà gừng là một sự lựa chọn rất tuyệt vời đó
Để tránh tình trạng đau đầu khi mang thai, các chuyên gia khuyến cáo thai phụ
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức quá khuya và dậy quá muộn. Lên kế hoạch cho việc ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý và cần phải thực hiện nghiêm túc vì những thay đổi trong giấc ngủ và thói quen ăn uống trong thời gian mang thai dễ dẫn đến đau đầu.
- Kiểm soát được căng thẳng, không để stress, buồn bực kéo dài lâu thì những cơn đau đầu cũng sẽ biến mất. Tránh ngồi lâu, ngồi cùng một tư thế nhiều giờ.
- Tăng cường các hoạt động thể chất hợp lý như đi bộ, thể dục nhịp điệu... giúp giải phóng căng thẳng khỏi cơ thể. Tuy nhiên, lưu ý không nên tập nặng đột ngột, hãy tập các bài tập nhẹ và từng chút một để cơ thể làm quen dần. Ngoài ra, một số bài tập thể dục còn đặc biệt hữu ích đối với cơn đau đầu như thiền, yoga…
- Không để cơ thể rơi vào tình trạng quá đói vì chúng có thể làm giảm đường huyết dẫn tới nhức đầu. Để tránh hạ đường huyết, thai phụ cần ăn 3 - 4 giờ một lần, uống nhiều nước để đảm bảo áp lực máu.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đau đầu, kể cả có nguồn gốc tự nhiên khi xuất hiện các cơn đau nhức vùng đầu. Nếu mắc chứng đau nửa đầu nghiêm trọng, thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có những phương pháp trị bệnh tốt nhất.
- Chế độ ăn uống hàng ngày cũng rất quan trọng. Tránh ăn các thực phẩm chứa quá nhiều chất làm ngọt nhân tạo như socola, pho mát, thịt chế biến sẵn… và các chất kích thích…
- Việc tắm bằng nước ấm cũng giúp làm dịu chứng đau đầu.
Tác giả: