Mách mẹ tuyệt chiêu trị bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ khi ngủ

( PHUNUTODAY ) - Tình trạng đổ mồ hôi trộm nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bé.

Việc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm khi ngủ có thể là dấu hiệu cho thấy bé nóng nhưng cũng có thể là cảnh báo cho một trong những chứng bệnh nghiêm trọng mà cha mẹ cần phải lưu ý thật kĩ để có cách xử lý kịp thời cho con.

Đặc điểm của mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh

- Mồ hôi chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, lưng, gáy, hõm nách, trong khi những vị trí khác như bụng, cánh tay, đùi không hề có.

- Mồ hôi sinh lý xuất hiện khi thời tiết nóng nực, mặc quá nhiều quần áo, nhà cửa chật chội, nóng bức. Nhưng, mồ hôi trộm xuất hiện ngay cả khi thời tiết lanh, mặc quần áo thoáng mát. Và đặc biệt là thường xuất hiện khi trẻ ngủ.

- Đi kèm với nó, trẻ còn có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi, ngủ không yên giấc, hay giật mình, hay quấy khóc, biếng ăn, gây gầy sút, chậm phát triển. Có thể thấy vùng tóc dưới gáy rụng, tạo thành vệt người ta gọi đó là dấu hiệu vành khăn.

Nếu bé ra nhiều mồ hôi 1 cách bất thường, cha mẹ cần lưu ý có thể là do con đang gặp phải các vấn đề sau:

Tim bẩm sinh

Ngoài việc đổ mồ hôi trong khi ngủ, nếu mẹ thấy bé cũng tiết nhiều mồ hôi trong các hoạt động thường ngày như lúc bú mẹ thì đây có thể là biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh. Vì trong quá trình thụ thai, tim của bé bị khuyết tật bẩm sinh nào đó khiến tim bé sau khi chào đời phải hoạt động nhiều hơn, vất vả hơn, thậm chí là quá tải để bơm máu đi khắp cơ thể.

Bé mắc chứng tăng tiết mồ hôi

Tiết mồ hôi là cách để cơ thể cân bằng nhiệt độ, nhưng nếu mẹ thấy ngay cả trong phòng lạnh, không khí thoáng mát mà bé vẫn đổ nhiều mồ hôi thì có thể là do bé đang mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Hội chứng này thường gặp ở những người có bàn tay và bàn chân hay ướt dính do ra mồ hôi.

Đây không phải là chứng bệnh nghiêm trọng và cần điều trị bằng thuốc. Khi trẻ lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn con cách kiểm soát lượng mồ hôi tiết ra bằng các cách khác nhau, hoặc sử dụng các sản phẩm chống tiết mồ hôi.

Hiện tượng ngưng thở khi ngủ

Đây là 1 trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ sinh non nhiều hơn. Hiện tượng này kéo dài từ 10 đến 20 giây. Khi bé có hiện tượng ngưng thở trong lúc ngủ, mẹ có thể phát hiện thấy da bé tái nhợt, tiếng thở khò khè, khó thở, ngưng thở và đổ nhiều mồ hôi.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS

Nhiều cha mẹ đã vô tình bỏ qua nguy cơ bé gặp phải chứng đột tử khi bé ngủ trong phòng có không khí quá ngột ngạt và nóng bức. Điều này khiến bé rơi vào trạng thái ngủ sâu li bì, vã mồ hôi và khó có thể thức dậy, dẫn đến hội chứng đột tử.

Làm cách nào để ngăn chặn ra mồ hôi trộm?

Tuyến mồ hôi do hệ thần kinh phó giao cảm chi phối. Vì một số nguyên nhân nào đó, như nóng, căng thẳng, stress… thần kinh phó giao cảm bị kích thích làm tăng tiết mồ hôi. Do vậy, phòng của trẻ phải thông thoáng, sạch sẽ. Luôn tạo cho trẻ môi trường phát triển tốt nhất.

Sau khi ngủ dậy, trẻ ra nhiều mồ hôi. Cha mẹ cần kiểm tra xem, có phải do phòng quá nóng, nhiệt độ môi trường cao, hoặc có thể mùa đông, mẹ sợ bé lạnh, nên quấn quá nhiều tã lót, quần áo.

Ra mồ hôi trộm còn là do trẻ đang thiếu Canxi, có nguy cơ bị còi xương. Có thể do nguồn Canxi đưa vào cơ thể chưa đủ, Canxi bị mất ra ngoài nước tiểu nhiều, hoặc khả năng hấp thu Canxi của trẻ kém. Đa phần, trẻ thiếu Canxi do thiếu vitamin D.

Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa Canxi, giúp cho cơ thể hấp thu Canxi tốt hơn. Nhà cửa ẩm thấp, thiếu ánh sáng mặt trời, tập quán giữ trẻ kín, không cho ra ngoài, quấn nhiều tã lót gây thiếu vitamin D.

Để ngăn chặn mồ hôi trộm là không nên trẻ quá kín, đều đặn cho bé tắm nắng hàng ngày. Thời điểm tốt nhất là từ 7h-9h sáng. Tắm nắng trong vòng 30 phút đến 1 giờ. Thời điểm này, ánh sáng mặt trời có chứa các tia xạ tốt, hấp thu qua da, vitamin D được tổng hợp. Diện tích da tiếp xúc với ánh sáng càng nhiều càng tốt. Đây là nguồn vitamin D dồi dào từ tự nhiên, thực hiện đơn giản, hiệu quả cao mà không tốn chi phí. Đừng e sợ, con bạn sẽ trở nên cứng cáp, khỏe hơn đó.

Cách chữa trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh theo dân gian bằng lá lốt hiệu quả

Lá lốt là một loại thực phẩm dùng làm gia vị chế biến trong hiều món ăn như rau sống, gia vị rau thơm cho nhiều món canh cá, bò cuốn lá lốt,… Nhờ đặc tính tính ấm, vị cay nồng và thơm có công dụng giúp ôn trung tán hàn, lọc và đào thải chất độc mà lá lốt được xem như là một vị thuốc trị nhiều bệnh rất hữu ích như bệnh phong thấp ra mồ hôi, đau bụng, kích thích tiêu hóa, viêm xoang chảy mủ, giảm đau xương khớp,…

Cách trị đổ mồ hôi trộm tay chân bằng lá lốt rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Sau đây là những cách sử dụng lá lốt để điều trị triệt để chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ và kể cả người lớn, các mẹ tham khảo nhé:

Cách 1: Ăn khoảng 50g lá lốt mỗi ngày theo việc ăn sống hoặc chế biến theo các món ăn bổ dưỡng hàng ngày có lá lốt.

Cách 2: Lấy lá của cây lá lốt nấu nước uống đều đặn mỗi ngày thay nước lọc, cứ 100g thì tương đương với 1 lít nước, kiên trì thực hiện liên tục khoảng 1 tháng sẽ thấy ngay hiệu quả.

Cách 3: Lấy 100g lá, thân lá lốt, lưu ý cây già càng tốt rồi lấy rửa sạch để ráo, và nấu với 1,5 lít nước cho sôi khoảng 10 phút. Dùng nước ấm sông hơi toàn thân cho tới khi ấm thì dùng ngâm tay và chân khoảng 15 phút.

Những lưu ý khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm

Khi trẻ bị chứng đổ mồ hôi trộm, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chữa trị cho trẻ, các mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:

Tạo cho trẻ một không gian vui chơi rộng rãi, thông thoáng.

Phòng ngủ của trẻ tuyệt đối không được để bí hơi, không có chỗ thôn gió, nóng bức, nhất là vào mùa hè.

Không nên để trẻ nghịch nhiều gần giờ đi ngủ, vì điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ và dẫn đến toát mồ hôi trộm ban đêm.

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút mồ hôi.

Không nên quấn trẻ quá kĩ trong chăn, tã lót, vì nếu đắp chăn hoặc quấn mền quá nhiều thì trẻ dễ bị nóng bức ngột ngạt, khó chịu và thường toát mồ hôi.

Cha mẹ cũng lưu ý bổ sung thật nhiều nước cho trẻ để bù lại số nước mà trẻ bị mất qua đường mồ hôi, không để trẻ bị mất nước.

Khi trẻ đang đổ mồ hôi nhiều, cha mẹ không nên đưa bé đi tắm ngay mà nên dùng khăn mềm lau mồ hôi, vì việc này sẽ giúp bé không bị cảm lạnh mà còn se nhỏ lỗ chân lông đẩy lùi hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.

Tác giả: Mai Mai