Mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì?

( PHUNUTODAY ) - Tháng thứ 4 là thời kỳ quan trọng cho sự phát triển của thai nhi vậy nên bà bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Tháng thứ 4 mẹ bầu nên ăn gì tốt nhất?

Ở giai đoạn tháng thứ 4 này, mẹ sẽ nhận thấy mình năng động hơn, tràn đầy năng lượng và ít lo lắng. Một điều vô cùng tuyệt diệu mà mẹ sẽ cảm nhận được ở giai đoạn này đó là những chuyển động của thai nhi. Cũng ở giai đoạn này, bụng bầu sẽ lớn lên nhanh chóng và mẹ sẽ nhận được nhiều sự chú ý, quan tâm hơn từ mọi người.

Đối với thai nhi, đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng của bé. Vào tháng thứ 4, thai nhi đã hình thành đầy đủ tất cả các bộ phận bao gồm não, thận, tủy sống, mắt, ngón chân, ngón tay, phổi, tim… Bé sẽ phát triển rất nhanh để lớn lên và hoàn thiện các cơn quan trong cơ thể nên giai đoạn này cần nhiều dưỡng chất hơn. Dưới đây là những lưu ý trong việc ăn uống với mẹ bầu mang thai tháng 4.

 

Mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng

Bà bầu nên bổ sung chất gì khi mang thai tháng thứ 4? Vì đây là thời kỳ quan trọng cho sự tăng trưởng nhảy vọt của thai nhi. Bà bầu cần bổ sung các chất sau đây để bảo đảm cho thai nhi phát triển toàn diện:

Chất xơ 
Chất xơ không chỉ để làm cho ốm đi như nhiều người nghĩ. Mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo một bữa ăn khỏe mạnh, đặc biệt là khi bạn mang thai tháng thứ 4.

Bạn cần chất xơ để chuyển thức ăn một cách nhanh chóng vào cơ thể bạn, để cung cấp chất xơ cho cơ thể, nó đi qua ruột để việc loại chất thải được nhanh chóng. Và để giữ nước và thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Protein
Như: thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu. Bởi vì, protein là chất cơ bản nhất cấu thành cơ thể thai nhi, cung cấp đủ protein có lợi cho sự sinh sôi nảy nở tế bào não của thai nhi, khiến não thai nhi phát triển tốt.

 

Đồng thời cũng thỏa mãn những nhu cầu thay đổi về cơ thể của phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn này, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần hấp thu 85g protein thì có thể thỏa mãn nhu cầu cần thiết cho cơ thể.

Muối vô cơ
Như: canxi, sắt… phong phú. Canxi là chất không thể thiếu cho sự phát triển xương của thai nhi, do vậy để thai nhi không bị còi xương thì khi mang thai bạn cần hấp thu đủ canxi. Nếu thiếu canxi, cơ thể phụ nữ mang thai cũng dễ bị loãng xương.

Sắt tạo máu cho cơ thể
Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt thì có thể làm giảm tốc độ tăng trọng lượng của thai nhi. Khi thiếu máu nghiêm trọng có thể dẫn tới đẻ sớm, thai chết lưu.

Vì thiếu máu sự co bóp của tử cung cũng không tốt, dẫn tới chảy máu nhiều sau khi sinh. Để phòng bệnh thiếu canxi, sắt, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần hấp thu 1,5g canxi, 15mg sắt.
Để bổ sung các loại muối vô cơ cần thiết cho cơ thể, mỗi bữa ăn nên ăn các loại thức ăn như: canh sườn, bột xương, lòng đỏ trứng gà, các loại sữa, các sản phẩm chế biến từ đậu, gan, thận, tim lợn, thịt nạc, rau lá xanh và hoa quả…

Nếu cần phải uống thuốc bổ sung canxi, sắt, dầu cá thì phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Canxi là dưỡng chất không thể thiếu trong suốt thai kỳ nên vào tháng thứ 4, bác sĩ sản khoa có thể sẽ kê đơn bổ sung vitamin D và canxi thêm cho mẹ bầu. Mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung 1 lít sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày để hấp thụ được lượng canxi một cách hiệu quả nhất.

Trái cây tươi

Trái cây tươi nên được bổ sung suốt thai kỳ bởi chúng có chứa vô số các loại vitamin, khoáng chất, hầm lượng nước cao và giàu chất xơ. Thêm nữa là trái cây tươi sẽ không chứa các chất bảo quản và chất tạo màu nên mẹ có thể  yên tâm ăn mà không lo nhiễm hóa chất.

Từ tháng thứ 4, cơ thể cũng có thể bị kích hoạt tính axit gây ợ nóng nên ăn trái cây tươi sẽ giảm đáng kể triệu chứng khó chịu này.

Các loại Vitamin

 

  •  Vitamin A: Có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ…) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.
  • Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh…
  • Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.
  • Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô…
  • Vitamin B9 (hay còn gọi là axit folic) có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.
  • Vitamin PP: Lạc, vừng, đậu các loại, rau ngót, giá đậu xanh, cải xanh, rau dền đỏ, rau bí, thịt, cá, tôm, cua, ếch.
  • Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng…
  • Vitamin C: Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi…), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, …
  • Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa
  • Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ…), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.

Tác giả:

Tin nên đọc