Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, nếu muốn sinh con ra khỏe mạnh bình thường hãy nắm ngay những điều sau

( PHUNUTODAY ) - Nếu muốn có thai kỳ bình thường và sinh con khỏe mạnh, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý những điều dưới đây.

Tiểu đường thai kỳ là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Không giống như những dạng tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ sẽ hết ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu thai phụ không được chăm sóc và có cách điều trị tiểu đường thai kỳ kịp thời thì sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt. Mẹ bầu có nhiều nguy cơ mắc tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, làm tăng nguy cơ sảy thai, thậm chí dẫn đến hiện tượng thai chết lưu muộn (trên 32 tuần), ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của thai phụ.

Còn thai nhi có nguy cơ tử vong hoặc dị tật, chậm phát triển, thai to dễ bị sang chấn như gãy xương đòn, trật khớp vai, dễ suy hô hấp, giảm sự trưởng thành của phổi…

Triệu chứng của tiểu đường khi mang thai

Tiểu đường khi mang thai rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài.

Bởi vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Trước đây, việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị đái tháo đường thai kỳ mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác những ngườiđái tháo đường thai kỳ cũng có những lúc không có đường trong nước tiểu.Hiện nay các bác sĩ khuyến cáo khi phụ mang thai nên đi làm xét nghiệm đường glucose ở tuần 24 -28 của thai kỳ để sớm phát

hiện và có hướng điều trị, tránh những nguy cơ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Để biết chắc đường huyết được kiểm soát tốt hay chưa, nếu chỉ thử đường huyết lúc đói khi mới ngủ dậy là chưa đủ, bạn nên thử đường huyết trước bữa ăn chính và sau ăn 1 – 2 giờ. Mục tiêu đường huyết lúc đói và trước bữa ăn là dưới 95 mg/dl, còn mục tiêu đường huyết 1 giờ sau ăn ít hơn 140 mg/dl, đường huyết 2 giờ sau ăn ít hơn 120 mg/dl. Bạn nên mua máy đo đường huyết cá nhân tại nhà và học cách sử dụng từ các nhân viên y tế.

Nếu đường huyết cao hơn mục tiêu, bạn có thể điều chỉnh lại chế độ ăn, tập luyện và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh tăng liều thuốc hoặc thêm loại thuốc kiểm soát đường huyết.

Chế độ ăn uống khoa học

Mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường và cacbonhidrat vì chúng sẽ làm mất cân bằng đường huyết. Thay vào đó, các mẹ nên ăn đa dạng, đủ tinh bột, vitamin và ít chất béo. Nên ăn 3 bữa nhỏ và 1 – 3 bữa ăn nhẹ trong ngày. Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ dưới dạng trái cây, rau xanh, ngũ cốc, gạo nguyên hạt, ngũ cốc, bánh mỳ. Đối với những mẹ bầu béo phì bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ nên bắt đầu với chế độ ăn là 30 kcal/kg/ngày.

Uống nước lọc

Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ thường được khuyên tránh xa nước ngọt, nước ép trái cây, sinh tố… vì các loại thức uống này đều chứa nhiều đường làm đường huyết tăng nhanh. Bạn hãy chọn nước lọc, thỉnh thoảng có thể uống nước trà xanh pha loãng, nước khoáng vì đây là thức uống an toàn cho thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ.

Thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể

Việc tập thể dục sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách vận chuyển đường đến các tế bào, nơi nó được sử dụng cho năng lượng. Ngoài ra, mẹ bầu tập thể dục cũng giúp hạn chế một số triệu chứng khó chịu khi mang thai như đau lưng, chuột rút, khó ngủ…Các mẹ chỉ nên chọn các môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, aerobic, đạp xe, bơi lội… và tránh tập luyện quá sức.

Những loại trái cây tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường

Cam

Cam là loại trái cây giàu chất xơ, nhiều vitamin A, canxi, axit folic… hỗ trợ sự phát triển hệ xương của bà bầu, ổn định huyết áp, giải độc, lợi tiểu, ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh đối với thai nhi. Hàm lượng đường trong cam thấp nên thích hợp cho bà bầu tiểu đường ăn trong các bữa phụ.

Đối với những bà bầu thích uống nước cam lưu ý nên uống nước cam vắt tự nhiên thay vì pha thêm đường để không làm thay tăng đường trong máu.

Chuối

Bà bầu mắc chứng tiểu đường cần hạn chế các thức ăn ngọt nhưng vẫn nên bổ sung chuối với khẩu phần ăn thích hợp khi mang thai. Chuối phòng ngừa tình trạng cao huyết áp ở bà bầu, giảm tình trạng phù nề, chuột rút, ngừa thiếu máu. Hàm lượng vitamin A dồi dào trong chuối còn giúp bà bầu phòng ngừa ung thư, giảm béo phì.

uy nhiên, bà bầu bị tiểu đường khi ăn chuối cần chú ý: Nên ăn chuối hơi xanh (để lượng đường trong chuối không quá cao); Ăn cách bữa ăn khoảng 2 tiếng và chỉ ăn từ 1 – 2 quả chuối nhỏ mỗi ngày.

Táo

Thành phần dinh dưỡng của táo chứa nhiều pectin giúp ngăn ngừa cholesterol, giúp cơ thể bà bầu duy trì lượng đường ổn định trong máu. Ngoài ra, theo các chuyên gia, táo là loại trái cây có khả năng tiêu diệt virus gây bệnh hiệu quả.

Ổi

Ổi là loại trái cây “đa năng” với sức khỏe bà bầu và thai nhi. Ổi có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu, tăng sức đề kháng, trị táo bón, tiêu chảy, hỗ trợ sự phát triển thần kinh thai nhi... Đặc biệt là duy trì lượng đường trong máu phụ nữ có thai ở mức ổn định.

Bà bầu bị tiểu đường ăn hoa quả cần chú ý

- Nên ăn hoa quả cách bữa ăn ít nhất 2 giờ để tránh làm đường huyết tăng đột ngột.

- Thời điểm thích hợp để ăn hoa quả vào khoảng 11 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều.

- Không nên ăn nhiều mà nên ăn đa dạng các loại hoa quả được phép ăn.

- Nên ăn hoa quả tươi, hạn chế ép nước uống, hạn chế ăn hoa quả khô, đóng hộp.

Tác giả:

Tin nên đọc