Những hình ảnh được chính bà mẹ người Đài Loan chia sẻ cách đây đã lâu dấy lên một cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Theo chia sẻ của bà mẹ này, khoảng thời gian chị mang bầu 8 tháng, vòng bụng của chị không hề to lên mà săn chắc và phẳng lỳ không thua kém bất kỳ cô người mẫu nào. Để có được thân hình đó, cô đã thường xuyên tập thể dục, tập đều đặn mỗi ngày.
Trong khi một số người thốt lên khen ngợi thì số khác lại chỉ trích bà mẹ vì việc tập luyện thể dục như thế hoàn toàn không tốt cho em bé. Bà mẹ cũng giải thích thêm, chị mới mang thai lần đầu nên không quá béo và việc chị duy trì bài tập thể dục cho hai người hoàn toàn rất tốt cho em bé. Lời giải thích của chị cũng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều mẹ bầu khác.
Bẵng đi một thời gian. Bà mẹ trẻ tiếp tục chia sẻ một số hình ảnh chị chụp cùng con trai đầu lòng. Bé được khoảng gần 2 tuổi.
Những bức ảnh chụp gái một con hiện tại của bà mẹ trẻ thực sự khiến nhiều người phải cuốn hút vào đó: trẻ trung, xinh đẹp và vóc dáng mảnh mai trông giống như một thiếu nữ.
Bên cạnh đó, những hình ảnh của đứa trẻ cho thấy bé phát triển hoàn toàn khỏe mạnh, hoạt bát, lanh lợi và lém lỉnh
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên lưu ý những điều sau khi mang thai:
Đừng tập thể dục để giảm cân trong khoảng thời gian “bầu bí”
Giảm cân chỉ nên thực hiện trước khi mang thai. Bạn sẽ gặp khó khăn, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi nếu nhất quyết muốn giảm cân trong thời gian ngắn khi đã thụ thai. Bạn nên nhớ, cơ thể mẹ bầu trong thời gian sinh và sau sinh cần nhiều năng lượng để hoạt động, tốt nhất là bạn nên có chế độ ăn uống khỏe mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tuyệt đối không tập luyện một số môn thể thao dưới đây
Mẹ bầu nên tránh các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, khúc côn cầu và trượt tuyết. Đây là các các môn thể thao gây nguy hiểm cho mẹ bầu vì khả năng ngã rất cao.
Không bao giờ luyện tập quá sức
Thai phụ cần hạn chế việc luyện tập thể dục thể thao quá sức khi mang thai. Khi bạn luyện tập quá sức, lượng máu đến tử cung sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Ngoài ra, việc cơ thể kiệt sức sẽ gây ảnh hưởng đến lượng ô-xy bạn nhận vào cơ thể và truyền cho bé.
Hạn chế bài tập nặng và ở độ cao
Một số người có sở thích du lịch hay chinh phục độ cao, tuy nhiên, khi mang bầu bạn cần hạn chế luyện tập thể thao ở các khu vực có độ cao trên 1.800 m. Nếu bạn có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, đó là lúc bạn phải ngừng toàn bộ hoạt động thể thao.
Tác giả: