Mẹ đang vô tình 'đầu độc' cả gia đình vì không nấu chín những loại thực phẩm này

( PHUNUTODAY ) - Có một số loại rau củ tuy rất bổ dưỡng nhưng không thể ăn sống, thậm chí là ăn tái vì sẽ sinh ra độc tố tự nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Rau củ luôn là nguồn thực phẩm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể vì có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh tuy nhiên cũng có những loại rau nhất định phải được nấu chín mới an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

Các loại đậu quả

Hầu hết trong các loại đậu quả như đậu côve, đậu đũa, đậu ván có chứa lượng lớn saponins và lectin. Chúng gây kích thích dạ dày dẫn đến tình trạng ngộ độc. Nếu ăn đậu quả không được nấu chín sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa.

Rau mầm

Các loại rau mầm có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella và Listeria. Rau mầm được trồng trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp, nơi những vi khuẩn này phát triển mạnh. Do đó, nếu bạn ăn rau mầm, hãy chọn những loại rau có nguồn gốc đảm bảo, rửa sạch và nấu chín.

Măng

Trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Thế nhưng các bà nội trợ đừng quá lo lắng vì độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi.

Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút. Trong quá trình luộc không nên đậy nắp nồi, để các độc chất trong măng theo hơi nước sôi bay ra ngoài. Sau đó, vớt măng ra và rửa lại dưới vòi nước lạnh. Cách làm này không những giúp khử hết độc tố mà còn làm giảm đáng kể vị đắng của măng. Dẫu vậy, cũng có một lưu ý nho nhỏ là với những món hầm hoặc lẩu, do thời gian nấu lâu nên đừng xắt măng quá mỏng, sau nhiều lần luộc sẽ làm măng mềm nhũn, mất đi cái giòn giòn, sần sật hấp dẫn.

Khoai tây

Ăn khoai tây sống có thể gây ra đầy hơi và các tác dụng tiêu hóa không mong muốn vì thực phẩm này có chứa tinh bột làm cản trở quá trình tiêu hóa. Thậm chí, càng nguy hiểm hơn khi khoai tây được lưu trữ thời gian dài ở những nơi ẩm ướt, trên vỏ có thể xuất hiện một số đốm xanh và phát triển thành độc tố có tên là solanine, loại độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nếu một củ khoai tây xuất hiện những đốm màu xanh, tốt nhất bạn nên vứt bỏ.

Sắn

Sắn là loại thực phẩm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất. Chúng sẽ rất an toàn nếu được chế biến đúng cách, còn nếu ăn sống hoặc chưa chế biến kỹ, bạn có thể gặp nguy hiểm, thậm chí là tử vong vì loại củ này chứa hàm lượng lớn linamarin, chất sẽ chuyển hóa thành cyanide độc hại khi ăn sống.

Cà tím

Cũng giống như khoai tây khi xuất hiện đốm xanh, cà tím sống cũng chứa độc tố solanine, đặc biệt những quả cà tím còn non chứa một lượng khá lớn. Ăn cà tím sống sẽ khiến cho tiêu hóa khó chịu. Ngoài ra, một số người có thể bị phản ứng dị ứng với các chất trong cà tím sống. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người cần chế biến chín cà tím trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe.

Nấm

Muốn ăn nấm an toàn nhất thiết phải nấu chín và tuyệt đối không được ăn sống vì nấm có thể chứa các vi khuẩn gây ra các vấn đề về tiêu hoá và ngộ độc thực phẩm khi tiêu thụ.

Cà chua

Cà chua chứa lycopene- chất có khả năng chống bệnh ung thư. Theo tạp chí International Journal of Food Sciences and Nutrition, nếu chỉ ăn cà chua tươi sống, lượng Lycopane hấp thụ được sẽ không vượt quá 4%.

Nguyên nhân là do thành tế bào của cà chua sống khá dày khiến cơ thể khó hấp thụ lycopene. Bởi vậy, nấu chín là phương pháp giúp bạn khai thác tối đa nguồn dưỡng chất trong cà chua.

Măng tây

Măng tây rất giàu folate, các vitamin A, C và E. Tuy nhiên, do có lớp vỏ bảo vệ dày nên ta khó lòng hấp thụ các vitamin có trong loại rau này. Vì vậy nếu nấu chín măng tây để có thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Tác giả:

Tin nên đọc