Miệng có mùi cảnh báo 9 vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
1. Cơ thể thiếu kẽm
Khi bạn ăn chế độ ít kẽm hoặc cơ thể bạn không thể hấp thụ đủ kẽm, bạn có thể sẽ trải qua một “hương vị” không mấy dễ chịu trong miệng. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa thiếu chất kẽm và mùi hôi miệng, nhưng họ tin rằng đó là do kẽm làm tăng mức độ gustin – một loại protein kiểm soát vị giác.
2. Viêm xoang
Nếu hơi thở bỗng nhiên có mùi mà bạn lại phát hiện mũi thường xuyên bị nghẹt, đau đầu, trong miệng có dịch mủ chảy xuống thì chứng hôi miệng của bạn có thể là từ viêm xoang mà ra.
Khi bị viêm xoang thì khoang mũi bị nhiễm trùng tạo ra những ổ mủ. Dịch mủ này tích tụ lâu ngày trong hốc xoang sẽ theo thành họng chảy tràn xuống đường hô hấp bên dưới và khiến hơi thở có mùi. Tình trạng này thì bạn phải đi khám để chữa viêm xoang. Hết viêm xoang thì hơi thở cũng giảm mùi ngay.
3. Bệnh về thận
Khi thận có vấn đề, chức năng lọc chất thải không còn hiệu quả khiến độc tố tích tụ nhiều trong cơ thể. Trong đó, nitơ là thủ phạm chính gây ra tình trạng hơi thở có mùi. Và mùi hôi miệng lúc này giống như mùi tanh của cá và kèm theo các dấu hiệu như nước tiểu sậm màu, khó tiểu, hay tiểu đêm, đau thắt lưng... Lúc này thì bạn cần phải đi kiểm tra và chữa bệnh thận thì hơi thở mới thơm tho lại nhé.
4. Cúm hoặc cảm lạnh
Nếu bạn cảm thấy vị đắng trên lưỡi khi mắc cảm lạnh hoặc cúm, thì đừng lo lắng, vì điều này hoàn toàn bình thường. Cả hai đều là những bệnh nhiễm trùng phổ biến, và cơ thể chống lại chúng bằng cách sản xuất thêm protein. Điều này sẽ khiến vị đắng xuất hiện trong miệng bạn, ngoài ra vi khuẩn gây ra cúm cũng sẽ gây ra mùi hôi khó chịu trong mũi hoặc cổ họng vì nhiễm trùng.
5. Bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, khiến bạn cảm thấy một vị ngọt lạ trong miệng. Nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường cũng làm giảm lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ, làm miệng bạn có thêm mùi hương khó chịu.
6. Căng thẳng cao độ
Tình trạng căng thẳng cao độ kéo dài có thể gây ra xerostomia, hay còn gọi là khô miệng, và nó chính xác là làm giảm lượng nước bọt trong miệng. Nước bọt đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, không chỉ về vấn đề tiêu hóa mà nó còn chống lại những vi khuẩn xấu trong miệng. Vì vậy, khi không có đủ lượng nước bọt cần thiết, bạn sẽ có mùi hôi miệng khó chịu hoặc các vị kì lạ trong miệng.
7. Vệ sinh răng miệng kém
Miệng của bạn là “nhà” của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, cả vi khuẩn xấu lẫn vi khuẩn tốt. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, bạn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, khiến miệng có mùi hôi khó chịu. Thậm chí chúng còn dẫn đến các vấn đề nguy hiểm cho răng và nướu.
8. Nguy cơ mắc bệnh tim
Nghiên cứu của Hiệp hội Nha khoa Mỹ và Quốc tế cho thấy bệnh nướu răng và bệnh tim có liên quan chặt chẽ với nhau, viêm lợi là dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề tim mạch. Một trong những triệu chứng chính của bệnh nướu răng là hơi thở hôi. Điều trị sớm căn bệnh này không chỉ giúp ngăn ngừa nướu răng mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch.
9. Viêm amiđan
Một trong những dấu hiệu của viêm amiđan là hơi thở hôi. Nguyên nhân là do chúng tạo ra nhiều vi khuẩn hơn mức bình thường ở trong miệng khiến miệng trở nên nặng mùi. Cắt amiđan, phẫu thuật loại bỏ 2 tuyến mặt sau cổ họng có thể điều trị bệnh và ngăn ngừa hơi thở hôi, theo Học viện Phẫu thuật tai mũi họng Mỹ.
10. Viêm loét dạ dày
Đau bụng, ợ nóng, khó ăn là những triệu chứng phổ biến của bệnh loét dạ dày. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên tạp chí Y khoa vi sinh cho thấy vi khuẩn gây hôi miệng helicobacter pylori, cũng gây viêm loét dạ dày và chịu trách nhiệm cho phần lớn các bệnh ung thư dạ dày.
Tham khảo 5 mẹo đơn giản đánh bật chứng hôi miệng:
1. Chú ý tới vệ sinh răng miệng:
Hãy nhớ rằng phải luôn luôn vệ sinh răng miệng thật cẩn thận và sạch sẽ, không được bỏ qua công đoạn này trong bất kì một ngày nào. Đây sẽ là cách giúp tẩy sạch những vi khuẩn trong khoang miệng của bạn.
Vì thế, hãy:
- Đánh sạch răng, nhất là phần răng, nướu lợi, lưỡi
- Chải răng 2 lần/ngày
- Dùng bàn chải có lưỡi chải mềm, nhẹ
- Đánh răng thật kĩ
- Đi khám nha sĩ ít nhất 1 lần/năm
- Súc miệng với baking soda để khử trùng
- Chải răng với dung dịch hydro peroxide 1 lần/tuần
2. Chú trọng chế độ ăn uống:
Nhìn lại xem chế độ ăn uống của bản thân có thành phần nào là tác nhân gây ra hôi miệng không, điển hình như thực phẩm chứa nhiều chất béo, thịt, gia vị, bơ sữa,.. Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều đường cũng có thể cản trở quá trình cải thiện hơi thở của bạn.
Khi tiêu thụ những loại thực phẩm ấy một cách không điều độ, bạn có thể dễ dàng bị hôi miệng.
Vì vậy, hãy:
- Thứ nhất, bổ sung thêm hoa quả, rau củ giàu chất chống oxy hóa vào chế độ ăn uống.
- Tránh những loại đồ uống chứa nhiều axit như cà phê.
- Giảm thiểu tối đa đường trong món ăn bởi chúng có thể ảnh hưởng tới chức năng của cố họng.
- Dùng trà để khử hôi miệng, ví dụ như trà xanh hoặc trà đen.
3. Bổ sung đủ chất vitamin:
Thiếu hụt lượng lớn dưỡng chất cần thiết và vitamin bổ dưỡng có thể dẫn đến chứng hôi miệng.
Vitamin và các khoáng chất chính là chất chống oxy hóa giúp cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh, bảo vệ an toàn cho tế bào, hỗ trợ sức khỏe cho hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn.
Đừng ngần ngại bổ sung những thực phẩm chức năng cung cấp vitamin.
4. Theo dõi hệ thống tiêu hóa:
Hệ thống tiêu hóa kém cũng dẫn tới tình trạng hôi mồm do ảnh hưởng của viêm dạ dày, táo bón hoặc viêm đại tràng.
Vì thế, hãy:
- Tăng cường tiêu thụ những thực phẩm có lợi (thực phẩm tươi xanh như rau củ, quả).
- Ăn nhiều thực phẩm giàu enzym (đu đủ, bơ, dứa).
- Sử dụng dấm táo để bổ sung hydrochloric.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày.
5. Ăn nhiều rau xanh:
Có rất nhiều loại rau xanh tự nhiên mang tinh chất chống viêm, chống nhiễm khuẩn rất tốt cho việc cải thiện hơi thở:
- Cây hương thảo, mùi tây, húng quế, cỏ xạ hương làm giảm chứng hôi miệng.
- Chanh muối giúp tẩy sạch và làm ẩm môi trường khoang miệng.
- Trà đinh hương.
- Cây thì là hỗ trợ sức khỏe cho lưỡi và nướu lợi.
- Nhai táo hoặc cần tây.
- Tinh dầu cây xô thơm góp phần làm sạch những chỗ bị sâu răng.
Tác giả: