Kiểm tra bằng mắt
Mua cà tím trước tiên phải nhìn vào lớp vỏ, có thể xác định xem nó có tươi không. Cho dù đó là màu cà tím hồng hay cà tím đen, vỏ phải mịn màng và tươi sáng. Nếu xỉn màu, chứng tỏ đó là cà đã được để lâu.
Phần thứ hai là đài hoa của cà tím được kết nối với cuống cà tím. Khi nhìn sẽ có một số vùng màu trắng trong phần này. Nếu có nhiều vùng trắng hơn, có nghĩa là cà tím mềm hơn và non. Nếu những vùng trắng này ít và cơ bản không có, thì đó là cà tím già hơn.
Độ mềm/cứng
Một số giống cà tím, đặc biệt là những giống cà tím cuống xanh, hầu hết đều có màu tím đậm, không có phần màu trắng ở đài hoa gần cuống. Thật khó để nhận biết đâu là cà tím non hay già, vì vậy bạn phải sử dụng mẹo "bấm" bằng móng tay.
Cà tím tươi và non, thịt cà tím mềm khi bóp sẽ dễ lún và bấp tay rất dễ. Còn nếu cà tím già sẽ thấy cứng hơn và có độ đàn hồi cao hơn. Khi cắt cà tím ra, sẽ có những hạt cà tím rõ ràng, cho thấy cà đã già.
Điều khó chịu nhất khi mua cà tím là mua phải cà tím cũ để lâu và già. Do đó, với những mẹo chọn cà tím trên chắc chắn lần sau ra chợ bạn sẽ chọn được những quả cà tím ngon, non và không hạt.
Bảo quản: Cà tím còn nguyên trái để vào túi nilon giữ trong ngăn rau trái tủ lạnh có thể để được từ 2 đến 3 ngày. Nếu cà đã xắt mỏng thành miếng nên ngâm qua nước pha chút muối, rồi rửa sạch lại sẽ giúp cà mềm hơn, không bị thâm và loại được vị chát.
Dinh dưỡng: Cà tím là loại rau chứa nhiều dinh dưỡng và có tác dụng giảm bớt lượng cholesterol trong máu. Trong 100 g cà tím có chứa 7.200 mg vitamin P - loại chất có khả năng tăng cường sự dẻo dai của các mạch máu. Lượng cali vượt trội giúp cân bằng axít trong cơ thể, giảm bớt bệnh phù thũng.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cà xào dầu sẽ làm tăng lượng chất béo vào cơ thể vì cà tím sẽ thấm hút nhiều dầu mỡ do cấu tạo của cà có nhiều khe hở.
Tác giả: