Quên không tắm rửa cho tượng Thần Tài
Ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng là ngày vía Thần Tài. Trong đó, ngày mùng 10 tháng Giêng được coi là ngày lễ Thần Tài quan trọng nhất. Vào ngày này, gia chủ tuyệt đối không được quên việc lau dọn bàn thờ, tắm rửa sạch sẽ cho tượng thần. Việc này thể hiện sự thành kính của gia chủ với các vị thần.
Việc lau dọn, tắm rửa cho tượng Thần Tài thực ra cũng thực hiện tương tự như ngày bình thường và các dịp lễ Tết khác. Tuy nhiên, phần nước tắm cho tượng thần có chút đặc biệt hơn. Ngày thường, gia chủ có thể dùng nước ấm pha rượu gừng để lau tượng. Vào ngày vía Thần Tài, nên thực hiện cầu kỳ hơn. Đó chính là sử dụng nước ngũ vị hương được nấu từ một vài nguyên liệu như hồi, quế, hương nhu, đinh hương, gỗ vang, gỗ bạch đàn... Tùy vào điều kiện mà gia chủ chọn ra 5 loại nguyên liệu phù hợp. Các nguyên liệu được bỏ vào nồi nước rồi đun sôi vài phút để các tinh chất hòa vào nước. Để nước nguội bớt là có thể dùng để tắm tượng, lau bàn thờ.
Bàn thờ nhịn tài chỉ có 2 tượng thì tắm 2 tượng; bàn thờ tam tài có 3 tượng thì tắm 3 tượng; bàn thờ ngũ phúc Thần Tài có 5 tượng thì tắm 5 tượng... Sau khi tắm xong, hãy dùng khăn sạch để lau khô các tượng rồi mới đặt trở lại vị trí cũ trên bàn thờ.
Dùng đèn nháy, bóng đèn điện thay cho thắp hương, thắp nến
Ngày nay, nhiều người sử dụng đèn nháy, bóng đèn điện thay cho nến, đèn dầu trên bàn thờ. Tuy nhiên, đây được coi là một điều kiêng kỵ, gia chủ nên tránh. Để bóng đèn điện quá gần tượng thờ có thể sinh ra trường khí không tốt, ảnh hưởng đến sự linh thiêng của bề trên và việc thờ cúng.
Quên làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài
Không phải ai cũng biết đến nghi lễ tiếp nhận Thần Tài này. Sau khi cúng, gia chủ sẽ thực hiện lễ tiếp nhận Thần Tài để đủ lệ bộ, đủ điều kiện đón tài lộc trong năm mới.
Theo quan niệm dân gian, gia chủ sẽ đi bộ về phía sau nhà khoảng 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân (tùy theo độ sâu của căn nhà).
Trang phục, quần áo thiếu nghiêm túc
Khi làm bất cứ lễ cúng nào, việc thành tâm và nghiêm trang là điều quan trọng không được bỏ qua. Người làm lễ cúng phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc để thực hiện lễ.
Người làm lễ tuyệt đối không được mặc đồ xuề xòa, luộm thuộm hoặc hở hang.
Đem lộc cúng Thần Tài cho người ngoài
Sau khi cúng, các lễ vật dâng cúng như bánh kẹo, xôi, giò, gà... sẽ được hạ xuống và con cháu trong nhà được thụ lộc. Nhiều gia đình có thói quen chia lộc cho những người xung quanh, không phải người trong nhà, có họ hàng, liên quan đến huyết thống. Những ngày bình thường làm như vậy không sao. Tuy nhiên, vào ngày vía Thần Tài, gia chủ không nên đem lộc chia cho người ngoài. Người ta cho rằng việc tán lộc vào ngày này là điều kiêng kỵ. Nếu chia lộc cho người khác như vậy, gia chủ sẽ mất lộc.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Năm mới, đặt thứ này lên bàn làm việc để thu hút may mắn, cả năm hanh thông, cầu được ước thấy
-
Ngày Vía thần tài đặt thứ này lên bàn thờ để rước lộc cả năm
-
Trồng cây khế nhỏ cũng thu hút tài lộc nhất là người tuổi này năm 2025 trồng khế sẽ phát tài giàu có
-
Trồng cây Lan ý trong nhà có ý nghĩa phong thủy tốt, lại lọc không khí, khử khuẩn cực tốt
-
3 vị trí này của ngôi nhà nên quét dọn mỗi ngày, Thần Tài sẽ gõ cửa, tài lộc không ngừng đổ vào nhà