Muốn biết 1 người là tiểu nhân hay quân tử, chỉ cần nhìn vào 1 trong 4 điểm này

( PHUNUTODAY ) - Muốn biết 1 người có đàng hoàng lịch sự hay không hãy nhìn đối chiếu 4 điểm này ở họ.

Tỷ lệ thời gian giữa lắng nghe và biểu đạt

Nếu một người dành trên 60% thời gian cho việc biểu đạt so với việc lắng nghe, vậy thì bạn nên thận trọng khi tiếp xúc với họ. Nghe ít nói nhiều thường là biểu hiện của một người tự cao tự đại, xem thường người khác, không có chí cầu tiến, không muốn học hỏi từ mọi người, hoặc giả không tự tin khi đứng trước người khác dẫn tới việc nói năng mất kiểm soát.

Là người có xu hướng hành động hay phản kháng?

Có nhiều người khi tiếp nhận một công việc mới thì lập tức có thái độ phòng thủ, phản kháng. Còn một kiểu người khác, khi tiếp nhận một công việc mới thì lập tức hành động, tìm hiểu vấn đề, và giải quyết vấn đề. Chúng ta nên tiếp xúc nhiều với kiểu người thứ hai này.

Quan sát cách đối xử của đối phương với người yếu thế hơn họ

Tại khu vực phồn hoa nhất của thành phố, có một cô gái xinh đẹp ăn vận toàn đồ đắt tiền đang vội vàng bước ra từ một cửa hàng, tay cầm đủ mọi túi đồ.

Khi đó, một người ăn xin bị cụt chân đang quỳ bên đường. Người đi qua đều tìm cách lảng tránh xem như không thấy, nhưng cô gái xinh đẹp kia lại dừng bước trước ông.

Chỉ tiếc rằng, hai tay cô gái xách quá nhiều đồ nên không tiện lấy ví tiền. Người hành khất cũng hiểu ý, chỉ khoát tay tỏ ý muốn cô ấy rời đi.

Nhưng không ngờ, cô gái lại để cho người hành khất giúp mình lấy ví ra khỏi túi áo. Khi đó, người ăn xin chỉ dùng đôi bàn tay lấm lem của mình, cẩn thận lấy một tờ 10 tệ ra khỏi ví.

Hành động này của cô gái khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Sự ngỡ ngàng của họ không bắt nguồn từ giá trị nhỏ bé của một tờ bạc 10 tệ, mà đến từ sự cao quý toát ra từ tâm hồn và nhân phẩm của người con gái ấy.

Quan sát ngôn ngữ và cử chỉ

Có lần, một khu dân cư trong thành phố Vũ Hán xảy ra hỏa hoạn, khói đen đặc lan ra khắp nơi, giăng kín cả lối đi.

Khi ấy, ở gia đình nọ, người con cả trong gia đình tốt nghiệp đại học danh tiếng, có tri thức, hiểu lễ nghĩa, nhưng lại cầm thẻ ngân hàng của mình chạy ra ngoài đầu tiên.

Người con thứ hai lăn lộn ngoài xã hội, tối ngày đánh nhau, đến cấp II còn chưa tốt nghiệp, ấy vậy nhưng lại chạy vào cứu bố mẹ, thương tích đầy mình.

Sau khi mọi việc qua đi, người con cả giải thích rằng: "Lúc ấy con không nghĩ được nhiều, có lẽ do bản năng cầu sinh".

Thông điệp của câu chuyện ấy quả đúng như câu nói của Khổng Tử: "Không chỉ cần nghe lời nói mà còn phải xem việc làm nữa".

Tác giả: Minh Ngọc