Muốn nhận được phúc báo chân chính, có 4 việc không thể không làm, đặc biệt là việc thứ 2

( PHUNUTODAY ) - Phật dạy: Phúc báo hay nghiệp báo là do chính chúng ta tạo nên. 1 người nếu muốn nhận được phúc báo thì phải chăm chỉ làm những việc này.

4 việc cần làm để hưởng phúc báo 

1. Không ham dâm háo sắc

Người ham dâm háo sắc trong tâm luôn tồn tại tà khí, thiếu chính khí, cuộc sống sự nghiệp cũng vì thế mà sẽ trở nên không thuận lợi, viên mãn.

Hơn nữa, người ham dâm háo sắc về mặt sức khỏe cũng sẽ chịu những tổn hại nhất định, khó có thể không sinh bệnh.

2. Nhất định phải hiếu thuận với bố mẹ

Trong trăm điều thiện chữ hiếu đứng đầu. Bố mẹ sinh thành dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn, ơn cao hơn núi. Kinh phật cũng có nói, chúng ta báo đáp bố mẹ tiền tỉ cũng không trả hết công ơn. Những kẻ bất hiếu, trời không dung đất không tha.

Hơn nữa, những người mà ngay cả bố mẹ mình còn không hiếu thuận thì làm sao có thể lãnh đạo người khác, làm sao có thể đem điều tốt lành đến cho người khác để mà nhận lại phúc báo!

Vì thế, muốn nhận được phúc báo, trước tiên phải biết làm người, mà muốn làm người, việc nhất định phải làm đó là hiếu thuận với người sinh thành dưỡng dục.

3. Không thường xuyên sát sinh

Mỗi một sinh mệnh tồn tại trên đời đều có lý do nhất định và mục đích cuối cùng không phải là dùng để phục vụ hành động giết mổ của con người. Người thường xuyên sát sinh trong lòng thiếu thiện niệm, và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp và cuộc sống.

4. Không nói dối

Sự hòa hợp, chân thành giữa người với người không cho phép tồn tại sự giả dối. Bất luận là người nhà hay đồng nghiệp, chỉ cần bạn hằng ngày chân thành, thành khẩn đối đãi với mọi người, bạn sẽ được yêu quý, tín nhiệm và được hỗ trợ.

Thường xuyên thêu dệt chuyện không có thật sẽ chỉ khiến bạn trở thành một kẻ xấu tính, tự đánh mất niềm tin với người xung quanh và trong nhiều tình huống sẽ phải trả giá đắt.

Phúc báo và nghiệp báo ẩn hiện trong cuộc đời mỗi người

Phật Đà từng có lần đi tới một nơi mà ở đó chỉ toàn là bụi đất, không có một cây cối nào sinh sống. Ông kể với vị đệ tử đi theo mình rằng, nơi đây trước kia rất giàu có, nhưng quốc vương là một người vô đạo.

Một hôm, ông ta đã giết một vị chứng đắc quả vị A La Hán. Sau khi ông ta giết vị A La Hán rồi, trên trời đã thả xuống rất nhiều vàng bạc châu báu liên tiếp trong bảy ngày liền. Tất cả dân chúng đất nước đều như điên cuồng. Nhưng sau 7 ngày thì trên trời liền thả xuống toàn là bùn đất khiến cho cả đất nước đều bị vùi lấp.

Nguyên lai lúc đầu trên trời cho thả xuống vàng bạc châu báu là bởi vì vị quốc vương này có phúc báo. Bởi vì ông ta có phúc báo che chở cho nên ác nghiệp kia không có cách nào hiện ra trước. Trời thả vàng bạc châu báu xuống là để cho ông ta hưởng hết phúc báo. Sau khi đã không còn phúc báo che chở nữa, ác nghiệp liền lập tức hiện ra chính là lúc trời thả bùn đất xuống.

Người làm việc ác chưa bị báo ứng là vì còn chưa hưởng hết phúc báo, một khi phúc báo đã hưởng hết thì nghiệp báo lập tức xuất hiện.

Người xưa giảng “có phúc báo không thể hưởng thụ hết”, lúc có phúc báo càng phải làm việc thiện, làm việc có đức, dùng âm đức để đền bù cho những việc làm sai trái trong quá khứ, chứ không phải là chỉ biết hưởng thụ phúc báo. Nếu như phúc báo kia một khi hưởng hết rồi, bị rớt xuống rồi thì mong muốn bồi đắp phúc báo là việc không hề dễ dàng.

Nghiệp báo nhân quả là gì? Nguồn gốc của nghiệp báo

Tham sân si vi tế là ái dục ngủ ngầm khó thấy. Hết tham sân si vi tế là hết ái dục, hết ái dục là hết vô minh. Chỉ có bậc đại Bồ Tát và Chư Phật mới hết vô minh hoàn toàn, thành ra chỉ có Phật và đại Bồ Tát mới hết tạo nghiệp, ngoài ra các hàng tu hành khác đều còn tạo nghiệp vi tế, dù vị ấy cảm thấy hết tham sân si.

Mọi người phải chịu trách nhiệm về những hành động từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm của mình, muốn sướng hay khổ hoàn toàn do mình tự tạo chứ không do một ai khác có quyền định đoạt sướng khổ cho mình; vì vậy, muốn không bị tham sân si tà kiến thúc đẩy tạo nghiệp, chúng ta phải biết làm chủ lấy mình, không để những tư tưởng ý kiến vô căn cứ lung lạc ý chí của chúng ta.

Mỗi chúng sinh đều có quyền làm chủ lấy mình, khi họ quyết định tạo nghiệp thiện hay ác, nghiệp đã tạo rồi, họ không còn quyền định đoạt số phận của mình được nữa, mà nghiệp quả sẽ định tương lai cho họ được tốt hay xấu; ngoại trừ họ tạo một nghiệp khác mạnh mẽ trái ngược lại mới có thế sửa đổi được nghiệp đã gieo ấy.

Một trong muôn nghìn nguồn gốc của tạo nghiệp là ngòi bút. Ngòi bút dạy bảo người làm điều tốt, nhưng ngòi bút cũng hướng dẫn người làm ác, cổ súy việc làm ác mà nhiều khi khó đo lường được hậu quả của nó.

Nghiệp báo nhân quả thuộc về tâm thức, nó vô hình không thấy được, nhưng nó điều khiển cả vật chất lẫn tinh thần; nghiệp quả trong phạm vi vật chất như giàu nghèo, thọ yểu v.v…; trong phạm vi tinh thần như vui sướng, buồn khổ, v.v...

Một nghiệp tốt mang lại kết quả tốt, có thể ở kiếp hiện tại hay ở kiếp tương lai, cũng vậy, một nghiệp xấu mang lại kết quả xấu, ở ngay kiếp này hay ở kiếp mai sau; muốn thoát khỏi nghiệp báo luân hồi, phải thoát khỏi nghiệp báo nhân quả.

Muốn thoát khỏi nghiệp quả, phải từ bỏ nghiệp xấu, muốn từ bỏ nghiệp xấu phải trừ hết ái dục, ái dục là vi tế ngủ ngầm của tham sân si, tức là sạch hết “Vô minh”, sạch hết vô minh tức được giải thoát.

Tác giả: Minh Ngọc