Những câu nói của người xưa giúp chúng ta luôn có thêm động lực trong cuộc sống:
1. Nỗi buồn lớn nhất trong cuộc đời là không có hy vọng cho tương lai; Thói quen tồi tệ nhất trong cuộc sống là tôi không có kế hoạch cho công việc
Nào ai đánh thuế ước mơ, hoài bão của chúng ta, vậy cứ thử mơ ước một lần thật táo bạo xem sao. Muốn làm việc lớn, không thể không nghĩ lớn. Hạnh phúc chỉ có được sau khi trải nghiệm hết nỗi thương đau.
Không hoài bão thì cũng chẳng mơ gì hạnh phúc. Bởi vì xưa nay, những thứ tốt đẹp nhất luôn đến vào lúc ta chẳng bao giờ ngờ…
Người giỏi mưu tính hoạch định ắt có kế hoạch. Việc nên làm hay không nên làm, lợi hại chiếm bao phần, tất cả đều tính toán đâu vào đấy, không thể tùy tiện.
Cho dù là những chi tiết nhỏ vặt vãnh cũng không bỏ qua. Nếu không, mũi tên đã bắn ra thì không thu về được, sự việc đã triển khai rồi mà thu hồi lại thì đa phần là tổn thất.
Ảnh minh họa
2. Thứ mà một người leo núi rất cần trên vách đá là một cái cây nhỏ; Thứ mà một người cần trong cuộc sống nguy hiểm này chính là một quý nhân
Trong suốt cuộc đời, muốn gặp được quý nhân thật sự là điều rất khó, đặc biệt là trong lúc nghèo đói, người thân bạn bè đều khinh thường bạn, muốn gặp được quý nhân, đã khó càng thêm khó…
Bước ra ngoài gặp được quý nhân, là một chuyện đáng mừng của đời người, có quý nhân giúp đỡ, cuộc đời sẽ không cần phải đi quá nhiều con đường quanh co, cũng rút ngắn được một đoạn đường, gặp khó khăn cũng dễ dàng vực vậy
Rất nhiều người, trong thời khắc quan trọng, có được sự chỉ dẫn của người khác, nhanh chóng vượt qua những người cùng tuổi, khiến người ta không kịp nhìn thấy bóng lưng của mình.
3. Căn bệnh hiểm nghèo của cuộc đời không nằm ở sự vô dụng mà ở sự thiếu hiểu biết; Thành công trong sự nghiệp không nằm ở trình độ học vấn mà là năng lực học tập
Đời người là biển học vô bờ mà trong đó tư duy Nho giáo, triết học Đạo gia, trí tuệ Phật gia là nền tảng của sự phát triển của văn hóa nhân loại. Nền văn hóa truyền thống nếu như thiếu một trong 3 yếu tố này thì có thể nói là không thành tựu được.
Khi kiến thức không đủ thì không có khả năng quyết đoán, sinh ra nhiều suy nghĩ, ưu tư, thiếu cảm giác an toàn. Cho nên, con người có nhiều lúc suy nghĩ quá nhiều, cuộc sống bất an. Đây không phải là do tác động từ xã hội bên ngoài mà chính xác là xuất phát tự nội tâm bên trong, kiến thức không đủ tạo thành.
4. Học chịu thiệt thòi mới có thể tu đức
Những người có cảm xúc thất thường hoặc hay cáu kỉnh thường khiến người xung quanh phải chịu ảnh hưởng rất nhiều. Dù ta không thể thay đổi góc nhìn và kiểm soát cảm xúc của họ nhưng ta vẫn có thể làm mọi thứ không trở nên tồi tệ hơn. Thay vì kiểm soát cơn nóng giận của họ, hãy kiểm soát bản thân mình, hãy nhẫn một chút, hãy nói ít hơn và lắng nghe thêm một chút.
Người xưa dạy: “Nhẫn một chút sóng êm gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Nhẫn nhịn và tâm vàng kim, là vốn quý của đời người. Khi bị người khác đối xử bất công, trước những thiệt thòi về lợi ích cá nhân, ai có thể nhẫn nhịn, kiểm soát bản thân mình thì đó là người nhận được phúc báo.
5. Khả năng của con người có thể được tăng lên nhờ làm việc chăm chỉ, và kiến thức của con người có thể được nâng cao với sự khiêm tốn.
Người thành công thường được gắn mác là thiên tài, nhưng mấy ai biết rằng để có được thành quả của ngày hôm nay họ phải vượt qua biết bao trở ngại và đã đánh đổi những gì? Vậy, đâu mới là yếu tố giúp họ chạm đến cánh cửa thành công? Câu trả lời chính là “sự chăm chỉ”.
Có những người chỉ muốn sống an nhàn, ổn định. Nhưng cũng có những người không chấp nhận “sự yên phận” để đi tìm cho mình một cuộc đời mới và một tương lai tươi sáng mới. Và họ chọn cố gắng từng ngày để thực hiện được mục tiêu ấy.
Người sống ở đời, đắng cay ngọt bùi là điều phải trải qua. Đời người là cuộc hành trình, được mất cũng là thường tình thôi, nhưng phải chịu trách nhiệm cho chính mình. Vấp ngã khiến bản thân chín chắn trưởng thành, trải nghiệm khiến cuộc sống có ý vị.
Tác giả: Dương Ngọc