Khi mua bán nhà đất năm 2023, người mua đặc biệt chú ý có 4 trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng; phải tìm hiểu kỹ trước khi đặt cọc kẻo tiền mất tật mang.
Điều kiện được sang tên sổ đỏ, sổ hồng
Sổ đỏ và sổ hồng là tên gọi khác của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ đỏ, sổ hồng đại diện cho quyền sử dụng đất, là tài sản có giá trị cao với người dân, chính vì vậy khi mua bán, cho tặng người dân cần nắm vững luật để không bị kẻ gian lợi dụng mất tiền oan. Theo Khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai được ban hành vào năm 2013 quy định rất rõ những trường hợp không được thực hiện sang tên sổ đỏ. Để được sang tên sổ đỏ, cá nhân, hộ gia đình phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013.
Trường hợp 1: Đất không có tranh chấp.
Trường hợp 2: Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Trường hợp 3: Trong thời hạn sử dụng đất.
4 trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng
Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Trường hợp 2: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Trường hợp 4: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bước 1: Lập hợp đồng chuyển nhượng
Hai bên đến văn phòng công chứng, hoặc ủy ban nhân dân cấp xã lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lưu ý việc ký kết hợp đồng được thực hiện trước mặt công chứng viên, hoặc cán bộ tư pháp của UBND
Khi đi mang theo các giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
2. CCCD hoặc giấy tờ tương đương của hai bên;
3. Xác nhận tình trạng hôn nhân nếu chưa có gia đình, đăng ký kết hôn của bên có gia đình của cả hai bên;
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính:
1. Cơ quan nhà nước tiến hành thủ tục: Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (bộ phận một cửa của huyện)
3. Thời hạn nộp nghĩa vụ tài chính: 10 ngày kể từ thời điểm nhận thông báo
4. Những khoản phí, lệ phí phải nộp gồm:
+ Lệ phí trước bạ: Bằng 0,5% giá trị quyền sử dụng đất cụ thể Tiền lệ phí phải nộp = (Diện tích đất) x (Giá đất) x 0,5%
+ Thuế thu nhập cá nhân: là 2% theo chuyển nhượng bất động sản.
+ Lệ phí địa chính: Căn cứ vào từng quyết định của địa phương
+ Lệ phí thẩm định: Căn cứ pháp lý tùy thuộc vào từng địa phương.
Bước 3. Nộp hồ sơ sang tên
Hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm nộp tại UBND cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Thời gian cấp giấy chứng nhận hiện nay theo quy định có thể rút ngắn là 15 ngày làm việc.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Những trường hợp sổ đỏ bị thu hồi: Người dân nên biết tránh thiệt thòi khi mua bán nhà đất
-
7 trường hợp con không được hưởng thừa kế nhà, đất từ bố mẹ năm 2023
-
4 quy định mới về cấp Sổ đỏ được áp dụng từ ngày 20/5
-
Sang tên sổ đỏ cho con: Nên tặng, cho hay để thừa kế thì có lợi nhất?
-
07 trường hợp con không được hưởng thừa kế nhà, đất từ cha mẹ năm 2023