Những trường hợp mua bán đất bằng giấy tờ viết tay được phép cấp sổ đỏ
Theo quy định của luật Đất đai, các hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cần phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ các trường hợp kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, khá nhiều trường hợp người dân mua nhà, đất trước đây chỉ bằng một văn bản viết tay và có chữ ký của đôi bên. Để giải quyết tình trạng này, luật cũng đã cho phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp mua bán bằng giấy tay.
Theo đó, có 2 trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay sẽ được cấp sổ đỏ.
+ Trường hợp 1: Sử dụng đất do việc chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước thời điểm ngày 1/1/2008.
+ Trường hợp 2: Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ thời điểm ngày 1/1/2008 đến trước ngày 1/7/2014 mà đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất tại quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 thuộc Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Như vậy, trường hợp người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tờ viết tay mà thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì sẽ vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thủ tục cấp sổ đỏ khi đã mua đất bằng giấy viết tay
Bước 1: Các hộ gia đình hoặc các cá nhân phải chuẩn bị hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong trường hợp khi mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay.
Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người sử dụng đất sẽ thực hiện nộp đến các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết
Bước 3: Cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định và sau đó xác minh thực địa. Trong trường hợp hồ sơ của người sử dụng đất hợp lệ thì cơ quan này sẽ tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành các công việc sau:
+ Thông báo về các nghĩa vụ tài chính cho người yêu cầu thực hiện (nếu có);
+ Lập hồ sơ, tờ trình kèm theo dự thảo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gửi đến UBND có đủ thẩm quyền để tiến hành ký quyết định.
+ Sau khi tờ trình đã được ký duyệt, cơ quan có thẩm quyền sẽ nhận lại hồ sơ và thực hiện bổ sung, cập nhập các thông vào hồ sơ địa chính vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung thêm các loại văn bản giấy tờ còn thiếu. Đối với những trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ trả lại người nộp hồ sơ kèm văn bản sẽ giải thích các lý do hồ sơ không đủ điều kiện để cấp sổ đỏ.
Thời gian thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu trong 02 rường hợp nêu trên sẽ không quá 30 ngày, riêng đối với các xã huyện thuộc vùng cao, hải đảo, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện sẽ không quá 40 ngày (thời gian được tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không tính cả các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật).
Tác giả: Vũ Thêm
-
Từ tháng 10/2024, 5 mức phạt liên quan đến Sổ đỏ được áp dụng, nặng nhất lên tới 100 triệu
-
Kể từ tháng 10/2024: Áp dụng 5 mức phạt liên quan đến sổ đỏ, lên đến 100 triệu đồng?
-
Trước ngày 31/12/2024: 8 trường hợp cần đi cấp đổi lại Sổ Đỏ, cố tình giữ lại sẽ thiệt thòi khi chuyển nhượng
-
Luật mới giúp chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở dễ dàng hơn đúng không? Người dân cần biết để tránh thiệt thòi
-
Từ 4/10/2024: Mua bán nhà đất vi phạm điều này bị phạt lên tới 100 triệu đồng, tịch thu tài sản