Nắm chắc 2 điều này, bạn có thể tự tin đi khắp thế giới mà không lo bị đào thải

( PHUNUTODAY ) - Bài học từ Tư Mã Ý chắc chắn sẽ giúp bạn ngộ ra rất nhiều điều. Vì đâu mà Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền cả đời giành thiên hạ nhưng cuối cùng tất cả lại phải rơi vào tay nhà Tư Mã Ý?

Đường đời không có kẻ thủ 

Đặc điểm nổi bật nhất của Tư Mã Ý chính là nhẫn, có thể nhẫn chịu cái nhẫn mà người khác không thể, nhẫn tới một mực đáng kinh ngạc, khó có ai có thể nhìn ra được tâm tư suy nghĩ của ông.

Dương Tu cả đời đều căm hận Tư Mã Ý, sớm chiều đều mong ông chết sớm nhưng ngược lại Tư Mã Ý trước sau lại chẳng bận tâm nhớ thù ghi oán. Nếu ai từng xem bộ phim “Quân Sư Liên Minh” đều rõ, một người là người thân cận của Tào Phi, một người lại là tay chân của Tào Thực.

Dương Tu nhiều lần muốn đưa Tư Mã Ý vào chỗ chết nhưng sau này vì không biết giữ mình nên đắc tội với Tào Tháo mà bị xử tội chết. Tư Mã biết chuyện ngỏ ý xin đi thăm. Tào Tháo thấy vậy hỏi tại sao lại muốn đi thăm? Tư Mã đáp: “Thần xưa nay không hề có kẻ thù, trước sau gặp gỡ đều là huynh đệ bằng hữu”. 

Ở đây có thể thấy Tư Mã Ý không hề so đo với Dương Tu. Mặc dù Dương Tu muốn hại mình nhưng Tư Mã vẫn không xem Dương Tu là kẻ địch. Tào Tháo sau khi nghe xong, trong lòng đối với Tư Mã Ý có phần nể trọng. 

Tư Mã Ý cũng rất tôn trọng Gia Cát Lượng. 

Thời kỳ đầu, đối thủ chủ yếu của Tư Mã Ý là Dương Tu, sau này mới chuyển sang Gia Cát Lượng. Sau khi Gia Cát Lượng chết, lại còn dùng tượng gỗ để hù dọa đội quân của Tư Mã ý khiến cho tướng sĩ của ông kinh hồn bạt vía. Ấy vậy mà sau khi Tư Mã Ý đưa quân đến doanh trại mà Gia Cát Lượng chết bỏ lại, ông nói:

“Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không yên tĩnh tiến xa chẳng nổi. Cả đời ông giống như nước, thanh bạch một đời, tuy ông và tôi 6 lần đại chiến nhưng tôi lại luôn xem ông như tri âm”.

Khi ta bị một mũi tên của hận thù bắn vào tim thì sự đau nhói làm cho ta giãy giụa. Đức Phật dạy nghệ thuật tháo gỡ bằng cách đừng dùng đuôi của mũi tên để kéo ra, vì kéo như vậy mũi tên theo thế nghịch sẽ xé da thịt bên trong.

Tốt nhất phải chịu đựng, có bản lãnh cầm lấy mũi tên bẻ gãy phần đầu, sau đó mới dùng hết sức bình sinh, rút mũi tên ra. Chịu đau một chút nhưng sau đó ta còn có cơ hội để chữa lành. Nếu lúc đó ta vội vàng giãy giụa, muốn trả đũa, thể hiện tất cả nỗi khổ niềm đau, là chính ta đã tự biến mình thành nạn nhân lần thứ hai.

Mỗi lần tâm niệm hận thù xuất hiện thì ta trở thành nạn nhân lần nữa, dẫn đến tự hoại lần hồi mà không hay. Như vậy, ý thức về tác nhân gây ra khổ đau là nguyên nhân sinh ra nỗi hận thù rất lớn.

Bại mà không si, thua mà không hận

Vì đâu mà gia tộc Tư Mã có thể thành công? Nó ngoài việc có mối quan hệ rất lớn với sự đoản mệnh của gia tộc họ Tào. Kỳ thực Tào Phi là người rất có năng lực, nhưng vì đoản mệnh mà ra đi sớm, kế vị Tào Phi là Tào Duệ cũng vậy, đều sống chẳng được bao năm.

Tuy nhiên có một điều không thể không thừa nhận đó là, Tư Mã Ý là người rất biết cách nuôi dạy con cái, con của Tư Mã Ý cũng là một đấng nam nhi tài trí hơn người, văn võ song toàn.

Ngay từ rất nhỏ, Tư Mã Ý đã dạy con cái làm người phải hiểu được đạo lý: “Không trốn tránh thất bại, phải từ thất bại mà đứng lên chiến thắng”.

Trong quá trình đấu quyền, đấu trí với Gia Cát Lượng, có một lần bị Gia Cát Lượng đánh lừa cho quân đi cướp lương thực. Mặc dù lúc đó lực lượng quân Ngụy đông gấp mấy lần quân Thục, nhưng Tư Mã Ý lại không cho quân lính đi cướp lại.

Chúng tướng bất bình, hai con của Tư Mã Ý cũng đứng ngồi không yên, không hiểu tại sao lại vậy nên đi tìm cha mình hỏi chuyện. Khi đến đại doanh của Tư Mã Ý, thấy cha mình đang nói chuyện với một người, Tư Mã Ý nói: “Đánh trận, trước tiên phải học được thiện bại, bại mà không si, thua mà không hận thì mới có thể cười được sau cùng”.

Đôi khi đối với một người, vượt lên nghịch cảnh còn quan trọng hơn cả trí thông minh, một người có năng lực vượt lên nghịch cảnh càng lớn thì cảnh giới càng cao.

Một người có thể vượt qua nghịch cách thì dù có từ địa vị cao cỡ nào mà có không may ngã xuống thì vẫn có thể đứng dậy vươn lên. Mỗi lần ngã xuống chính là mỗi lần tăng thêm sức mạnh cho chính mình.

Hai câu nói này chính là triết lý sống cả đời của Tư Mã Ý, chúng ta làm người nếu có thể học được hai điều này thì dù cho giang sơn bốn biển đi đâu cũng chẳng sợ người đời phụ bạc.

Tác giả: Minh Ngọc