Giáo dục nhưng không đề cao phẩm cách
Giáo dục là một quá trình toàn diện và nếu không được chú trọng đúng mực, nó có thể dẫn đến một tội lỗi xã hội khác nghiêm trọng không kém. Tội lỗi này sẽ đến khi con người chỉ coi giáo dục đơn thuần là việc nhồi nhét những kiến thức, tri thức mới vào tâm trí con người, với mục đích biến người đó trở thành chuyên gia nhưng lại quên mất trang bị cho họ những kiến thức nền tảng về “phẩm giá của con người”.
Chính trị không theo nguyên tắc
Lãnh đạo cần có nguyên tắc. Những nguyên tắc này không phải do con người đặt ra. Sâu xa hơn để có thể thực hiện tốt vai trò này, các nhà lãnh đạo là những người cần phải nắm vững những chân lý – những nguyên tắc cốt lõi của sự sống. Nếu có thể hướng xã hội tuân theo những nguyên tắc này, các nhà lãnh đạo mới có được sự đồng thuận một cách tự nhiên. Nếu đi ngược lại với những chân lý này, người lãnh đạo sẽ khiến xã hội lâm vào tình trạng loạn lạc.
Vui vẻ không đi kèm với trách nhiệm
Việc tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống là một điều hoàn toàn chính đáng. Mỗi con người đều có quyền đi tìm những điều mang tới sự vui thích cho các giác quan và tâm hồn của mình. Tuy nhiên, nếu bạn để cảm giác vui thú này chiếm lĩnh, khi nó trở thành khoái lạc, mọi chuyện sẽ tiến triển theo chiều hướng tiêu cực. Cùng một điều mang đến cảm giác vui vẻ ấy có thể mang tới những nỗi đau lớn.
Tham gia tôn giáo nhưng không có sự dâng hiến
Với Gandhi điều này có thể được áp dụng cho mọi tôn giáo và tín ngưỡng tâm linh. Nếu bạn giữ trong tâm trí một đức tin chân chính và mạnh mẽ bạn cần luôn sẵn sàng để biết tất cả những điều bên trong tâm trí và trái tim bạn trở thành những hành động cụ thể, nhất quán với đức tin ấy.
Tìm cầu hạnh phúc thư thái mà quên mất lao động chăm chỉ
Lao động không đơn giản chỉ mang ý nghĩa là phương tiện để bạn kiếm tiền, nó còn mang đến cho bạn cả Phẩm giá. Sống dựa trên tiền bạc của người khác sẽ dần thui chột những khả năng và ý chí của bạn, đồng thời biến bạn trở thành một thành phần “ăn bám” của xã hội.
Kinh doanh nhưng không mang theo đạo đức trong tâm
Tham vọng của con người là một trong những thành tố quan trọng tạo nên những tội lỗi xã hội. Khi là một người kinh doanh chỉ để ý tới lợi ích cá nhân, bạn có thể tìm ra tất cả các lý do để bao biện cho những hành động của mình. Sự thành công của cá nhân trở thành một lời biện hộ cho những quyết định và những hành động không thể chấp nhận.
Làm khoa học nhưng không có nhân tính
Khoa học được sinh ra để phục vụ con người. Nhưng rất nhiều những thí nghiệm khoa học trong lịch sử không thực sự đạt được mục đích này. Nhiều khoa học gia đã nhân danh việc tìm ra sự thật để tiến hành những thí nghiệm đáng sợ trên chính con người và các loài động vật. Không có nhân tính rất nhiều những ý tưởng khoa học điên rồ đã được đưa ra.
Sống trong cuộc đời, ai ai cũng phải tranh đấu ngược xuôi để có tiền quyến, danh lợi… Nhưng đến khi hai mắt khép lại, bao nhiêu phấn đấu cả cuộc đời cũng chìm vào hư ảo. Của cải ấy, ‘khi sinh không đem đến, khi tử không mang theo’.
Có thể nói phương châm sống của những người hướng thiện luôn là: “Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người.” Đây là điều đúng đắn mà bất cứ tâm hồn hướng thiện nào cũng phải theo. Phương châm sống này có hai vế: một vế là về cách sống của bản thân ta (cá nhân), vế sau còn lại là về cách sống của bản thân ta với người khác (xã hội).
Như vậy, khi chúng ta nỗ lực sống với lòng hướng thiện, chúng ta có thể sống tốt, sống đẹp với mọi người, đồng thời có thể đón nhận từ mọi người tình cảm yêu mến, trân trọng. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng một cách vững chắc rằng, khi mình nỗ lực sống hướng thiện và cư xử tốt với mọi người, thì mọi người cũng sẽ sống tốt với chúng ta. Họ sẽ sống và hành động dựa trên lẽ phải và những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Để rồi từ đó, họ sẽ quyết tâm đồng hành cùng chúng ta trên những nẻo đường hướng thiện.