1. Chỉ trả cho bản thân đầu tiên
Hãy tiết kiệm tiền bạc khi còn có thể. Khi tiền lương vừa về tới ngân hàng, hãy ưu tiên các khoản sinh hoạt phí và để dành thay vì tiêu hoang vào tiệc tùng, hàng quán. Dù bạn cho rằng mình đã chi tiêu hợp lí để nhưng sẽ luôn có điều ảnh hưởng nhất định.
Còn nếu bạn thấy mình đang chi tiêu quá mức cho phép, trước tiên hãy tập trung vào việc tiết kiệm các chi phí định kỳ lớn như tiền thuê nhà và các chi phí sinh hoạt khác. Sau đó mới bắt đầu chia ngân sách cho những khoản nhỏ hơn và không bắt buộc. Cách này sẽ tốt hơn là việc chi tiền cho những cốc cà phê buổi sáng đắt đỏ. Đừng quên so sánh giá trước khi quyết định mua món đồ nào đó giá trị.
2. Tìm hiểu lí do làm thẻ tín dụng của bạn luôn "rỗng"
Không thể phủ nhận, thẻ tín dụng vô cùng tiện lợi , tuy nhiên lãi suất chi trả của chúng luôn cao. Quản lí được tài khoản tín dụng sẽ giúp bạn làm được nhiều việc lớn.
Lí do lớn nhất của mỗi người khi tài khoản "rỗng" là do tiêu xài hoang phí. Lập danh sách Cần/Muốn/Ao Ước sẽ là cách chặn đứng tín hiệu “mua, mua, mua” đang tấn công vào bộ não của bạn. Những bà nội trợ kinh nghiệm sẽ nhận ra ngay tác dụng của phương pháp này vì sự tương tự với danh mục đi chợ của họ.
Hãy đặt ra những kế hoạch chi tiêu hợp lí. Nếu không, bạn sẽ sớm rơi vào cảnh trắng tay, phải đi vay nợ khắp nơi.
3. Sống phù hợp với khả năng kinh tế
Khi còn đi học, bạn cảm thấy thoải mái, không áp lực nếu không đủ khả năng chi trả cho những sự kiện, chương trình của sinh viên. Bởi lẽ, xung quanh bạn là những người có chung hoàn cảnh.
Còn khi bước chân ra ngoài xã hội và đi làm, áp lực phải ra ngoài và tiêu tiền đã thay đổi hoàn toàn. Không có tiền để tham gia các sự kiện với đồng nghiệp đôi khi trở thành một gánh nặng. Nhưng cần phải hiểu rằng, chỉ vì bạn đang kiếm ra tiền không có nghĩa là bạn có đủ khả năng để chi trả cho tất cả những nhu cầu phát sinh. Hãy biết từ chối và chấp nhận sống trong khả năng của mình.
4. Tận dụng thị trường chứng khoán và học cách đầu tư
Nhiều người gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng vì sợ mất hoặc đơn giản là vì lãi suất nhỏ mà ngân hàng trích ra mỗi tháng. Nhưng đóng góp lớn thứ hai vào giá trị tài sản ròng của những người trẻ tuổi (ngoài nhà của họ) chính là cổ phiếu và cổ phiếu quỹ tương hỗ.
Nếu bạn còn e ngại vì chưa có nhiều hiểu biết về mảng này thì có thể bắt đầu với các quỹ chỉ số chi phí thấp. Những khoản đầu tư này rất đơn giản, hiệu quả cao và giá cả cực kỳ phải chăng. Bằng cách đầu tư vào các cổ phiếu riêng lẻ, về cơ bản là bạn đang đầu tư vào cả thị trường chứng khoán, cho phép bạn tiếp xúc rộng rãi với nhiều công ty khác nhau, từ đó hạn chế nguy cơ đầu tư sai. Không có khoản đầu tư nào được đảm bảo nhưng đây là cách các nhà quản lý tiền hàng đầu thế giới khuyên các nhà đầu tư cá nhân khi bắt đầu đầu tư tiền của họ
5. Nhận ra rằng sớm hay muộn thì bạn cũng không thể dùng tiền để mua được hạnh phúc
Con người luôn khao khát và thường chạy theo những đam mê vật chất. Đó là điều hiển nhiên bởi ai cũng mong muốn có cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Nhưng điều này dễ khiến con người ta sa ngã vì đồng tiền.
Hãy nhớ rằng, tiền không bao giờ mua được hạnh phúc. Dù bạn có trăm nghìn tỉ, những người đến với bạn liệu có nhiêu người là thật lòng? Thay vì chạy theo những thứ xa hoa, phù phiếm, hãy kết nối và trân trọng những mối quan hệ tình cảm xung quanh mình, những người thật sự yêu thương bạn.
Nếu không muốn, những giây phút cuối đời bạn phải sống trong cô độc, quạnh quẽ, hãy biết trân trọng những giá trị tinh thần trước mắt bởi lẽ tiền tài vật chất không phải tất cả.
Tác giả: