Nếu chẳng may gặp phải người dối trá, hãy dùng những tuyệt chiêu sau

( PHUNUTODAY ) - Cuộc sống này chẳng hiếm gì những kẻ dối trá, ích kỉ. Muốn đối phó với họ, hãy nằm lòng những quy tắc này!

Cuộc sống dẫu có khó khăn cũng nên học cách tự lực cánh sinh, đừng chỉ biết dựa dẫm vào người khác, vậy mới có thể đảm bảo bạn vẫn sống tốt khi không có người thân bên cạnh, cũng là cách để trang bị cho mình những kiến thức để đối nhân xử thế trên đời.

Ngoài ra cần lắng nghe những lời khuyên của người đi trước, học cách nhẫn nại để đối mặt với những sóng gió, bất công đến với mình. Có câu: “Một điều nhịn chín điều lành”, có thể nhẫn được thì chắc chắn những rắc rối trong cuộc sống của bạn cũng sẽ từ từ giảm thiểu.

Khi người khác nói những lời dối trá, không nên lấy điều đó để mà giày vò chính mình. Lời nói của người khác, bạn có thể nghe, có thể tin, nhưng đừng tin tuyệt đối, bởi vì dư luận có tính lan truyền, rất nhiều khi chính họ cũng không ý thức được lời nói của mình là đúng hay sai.

Đối phó với những người lòng dạ chẳng thẳng ngay, tự tư ích kỷ, cách tốt nhất không phải là thù hận họ, cũng không phải là vạch trần họ, mà hãy tạo khoảng cách với họ, coi như không biết về những việc họ làm. Rồi bạn sẽ thấy, dần dần rất nhiều người cũng sẽ nhận ra và rời bỏ họ. Một khi bên cạnh họ chẳng còn một ai, họ sẽ hiểu ra dối trá chính là con dao hai lưỡi hại người hại mình.

Tuy nhiên, không phải khi nào bạn cũng có thể đoán biết được người khác là như thế nào, do đó tốt nhất là đừng đụng chạm đến những gì liên quan đến lợi ích của người khác, và cũng không nên để người khác tùy ý cưỡng đoạt lợi ích của mình.

Dấu hiệu nhận biết 1 người chỉ tốt giả tạo bạn nên tránh xa

1. Người chân thành sẽ tôn trọng tất cả mọi người

Để có thể nhận biết được người sống giả tạo và người sống chân thật, thì chúng ta cần tiếp xúc với họ một khoảng thời gian thì mới có thể biết được. Những người sống chân thật thường tôn trọng tất cả mọi người xung quanh, dù hoàn cảnh hay chức vị của người kia ra sao. Con những kẻ sống giả tạo thì chỉ tôn trọng người có quyền lực, nịnh hót họ để có lợi nhất cho bản thân, không quan tâm tới người khác.

2. Người chân thành không có xu hướng nịnh hót lấy lòng người khác, luôn luôn sống thật với chính mình

Với những người sống chân thật, mộc mạc họ thường sống theo đúng kiểu của mình, không cần cố gắng làm người khác thích mình, yêu quý mình. Còn ngược lại, những con người sống giả tạo thường cố gắng làm người khác thích mình, quý mình bằng mọi giá, kể cả thủ đoạn.

3. Người chân thành không để ý người khác có quan tâm mình hay không, mà chỉ tập trung vào cuộc sống của chính mình

Người chân thật không cần tìm kiếm mọi sự chú ý từ mọi người xung quanh, họ sống cảm thấy vui vẻ là được. Còn những người sống giả dối tìm mọi cách để người khác để ý đến mình, luôn khao khát sự quan tâm từ người khác, luôn muốn trở thành tâm điểm của thế giới.

4. Người chân thành sống thực tế, không tự tâng bốc mình

Những người chân thật sống không khoe khoang, có sao sống vậy, thật với lòng người. Còn những kẻ giả tạo luôn cố gắng thể hiện bản thân với mọi người để tạo cho mình một "vỏ bọc", che mắt thiên hạ.

5. Người chân thành muốn mặt đối mặt trình bày quan điểm của họ. Dù bất đồng ý kiến họ vẫn sẵn sàng đối diện

Luôn công khai bày tỏ quan điểm, ý kiến của bản thân với tất cả mọi người, có chứng kiến riêng của bản thân là những đức tính của người thật là. Còn những người sống giả dối dù lòng họ không hề quý mến bạn, nhưng họ luôn tạo được nơi bạn cảm giác bạn được họ quý mến.

Ngoài miệng, họ không ngớt lời khen bạn xinh đẹp, nhưng trong lòng họ lại nghĩ bạn xấu xí chẳng kém gì Thị Nở. Đối với bất cứ ý tưởng nào mà bạn nêu ra, họ luôn gật gù, tỏ ý hoàn toàn ủng hộ bạn. Lúc nào họ cũng tỏ vẻ thân thiện với bạn, nhưng bên trong họ có thể có những mưu đồ ngấm ngầm làm hại bạn.

6. Người chân thành luôn luôn giữ lời hứa, và cố gắng để hoàn thành những gì đã hứa

Kẻ đạo đức giả dễ dàng hứa hẹn, nhưng lại không bao giờ đi thực hiện.

7. Người chân thành nhìn thấy điểm mạnh và ca ngợi những người khác

Những người chân thành luôn trân trọng và thừa nhận thành quả của người khác, chúc mừng thực lòng và lấy đó để học hỏi. Còn người giả tạo, nếu không phải là chỉ trích người khác để nâng mình lên thì lời chúc mừng của họ chưa chắc đã đáng tin.

Tác giả: Minh Ngọc