4 điều phụ nữ không nên nói khi giận
Những lời chửi rủa, xúc phạm chồng
Khi tranh cãi, nhiều người phụ nữ đã không thể kiềm nén được tức giận mà thốt ra những lời tục tĩu, chửi rủa chồng. Lời nói mất kiểm soát này sẽ khiến sự căng thẳng lên đến đỉnh điểm, có thể xảy ra xô xát nếu như chồng cảm thấy bị xúc phạm.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân đứng trên bờ vực thẳm. Vì thế, để “cơm lành canh ngọt”, phụ nữ nên biết cách kìm khi xảy ra mâu thuẫn, lựa chọn thời điểm nói chuyện hợp lý để không ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.
“Anh lúc nào cũng thế”
Câu nói này cũng được xem là lời buộc tội. Phụ nữ thường nói câu này khi cho rằng người đàn ông không chịu thay đổi theo chiều hướng mà họ mong muốn, kỳ vọng.
Điều này không khiến tình hình cải thiện, trái lại, 2 vợ chồng sẽ giận dữ và tranh cãi nhiều thêm. Lúc này, phụ nữ có thể sử dụng những câu nói mang tính mềm mỏng, chẳng hạn: “Em nghĩ là anh…”, “Anh làm thế em thấy là…”…người đàn ông sẽ cảm thấy được tôn trọng, lắng nghe hơn.
“Anh muốn làm gì thì làm, em không quan tâm”
Câu nói phổ biến mà bất kỳ người phụ nữ nào khi cãi nhau với chồng cũng thốt ra. Mặc dù có thể phụ nữ không cố ý nói câu đó nhưng một khi đã nói, chồng sẽ hiểu vợ mình không quan tâm thực sự.
Anh đã sẽ cảm thấy bị tổn thương thậm chí nhiều người đàn ông còn tỏ ra cục cằn và bỏ mặc vợ vì chán ghét thái độ bất hợp tác kia.
“Anh làm sao mà biết được những gì em đang trải qua”
Sai lầm của người đàn bà là khi có những bất đồng với chồng lại chọn cách giải quyết câu chuyện bằng sự phán xét. Câu nói “Anh làm sao mà biết được những gì em đang trải qua” chẳng khác nào như lời buộc tội, nghi ngờ chồng vô tâm, không biết thông cảm với vợ.
Cách tồi tệ này sẽ khiến cuộc tranh luận trở nên bế tắc, khó giải quyết. Cho nên, nếu thực sự không thể giữ được bình tĩnh, vợ nên im lặng và chọn một thời điểm khác để chia sẻ.
Đàn bà lắm lời thế nào cũng nên im lặng trong 3 lúc này
Im lặng để được tôn trọng
Đàn bà không nói lời thừa thãi, không để đàn ông xem nhẹ lời nói của mình. Họ biết cái gì nên nói, lúc nào nên nói, khi nào, lúc nào nên im lặng.
Khi biết chồng đang khó chịu, mệt mỏi, áp lực với hàng tá chuyện công việc, chuyện xã hội, bạn bè ngoài kia, có thể anh sẽ bớt quan tâm vợ, lười chia sẻ việc nhà với vợ nhưng vợ sẽ biết thấu hiểu mà im lặng, nhường cho anh không gian riêng để suy nghĩ. Sự im lặng này không phải nhẫn nhịn, đó chính là khôn khéo, kiên nhẫn, tinh ý và khôn ngoan. Đó là sự tôn trọng chồng, cũng là cách khiến chồng phải tôn trọng mình.
Đàn ông có thể vô tâm nhưng chắc chắn sẽ nhận ra được cái im lặng có chủ ý của đàn bà. Họ sẽ cực kỳ trân trọng sự im lặng chừng mực và tinh tế này từ người phụ nữ của mình.
Im lặng để cho đối phương cơ hội
Khi đối phương làm sai, thay vì bù lu trách móc, chửi bới, đàn bà hãy im lặng ở một mức độ nhất định, vừa là cảnh cáo, vừa là cho đối phương một cơ hội.
Bởi những lời nói ra lúc nóng giận vừa chẳng giải quyết được vấn đề lại chỉ khiến cả hai tổn thương nhau. Vết thương ngoài da còn có thể lành, nhưng vết thương từ lời nói thì mãi mãi khắc sâu.
Đàn bà khôn im lặng để đối phương nhận ra cái sai, để họ biết rằng phụ nữ không vì giận mà chì chiết khó nghe, thậm tệ. Bởi nếu không thể làm yên lòng nhau thì nên im lặng để bỏ bớt cái tôi, im lặng để người kia biết mình còn được trân trọng, cũng khiến họ thấy rằng cần tôn trọng sự kiên nhẫn và bao dung của đàn bà hơn.
Và cuối cùng, im lặng để ra đi đúng lúc
Đây chính là giới hạn im lặng của đàn bà đã cạn tình, là lúc họ đau đớn nhất, tuyệt vọng nhất.
Đàn bà im lặng, đôi lúc đàn ông cho rằng họ đã thêm hiểu chuyện, họ đã thôi phàn nàn và không còn phiền phức, nhưng đàn ông không hiểu, khi đàn bà trở nên an phận và kiềm chế thì chính là lúc bản thân sắp mất đi họ.
Đàn bà khi đã cạn tình, sẽ chẳng phải ầm ĩ khóc lóc, gào hét chửi mắng… Họ hiểu rằng điều bản thân có thể làm duy nhất lúc này đó là dứt tình và mạnh mẽ. Mọi điều khác đã không còn chút nghĩa lý gì.
Im lặng này chính là cái kết sau cùng, là niềm kiêu hãnh cuối cùng của đàn bà. Họ im lặng để ra đi không tủi hổ, không trong tâm thế kẻ bị vứt bỏ, phản bội.
Tác giả: