Tại sao lại dùng nghèo để nuôi con trai?
“Nghèo” nuôi con trai chính là thông qua cảm nhận sự nghèo khó và gian khổ của bản thân mà từ đó rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất, ý chí, tính cách, tạo nên những giá trị cho bản thân con trẻ. Hãy để con chịu khổ chút ít, để con trải nghiệm thất bại, rèn luyện tính tự lập và chịu trách nhiệm... Có khó khăn, có khổ sở mới biết cố gắng, vươn lên để thay đổi cuộc đời mình được. Quá trình trưởng thành và chín chắn của một nam nhi thành công là cả một quá trình không ngừng thử thách bản thân.
Khi nuôi dạy con trai, các bậc cha mẹ nên tách con trai khỏi mình sớm hơn con gái, tránh để con phụ thuộc. Trẻ trai tách dần khỏi bố mẹ sẽ sớm học cách quyết đoán khi làm việc, như vậy khi lớn lên sẽ trở nên độc lập và dễ dàng thích nghi với xã hội này. Đặc biệt không nên để con trai quá quyến luyến mẹ, giống như những đứa trẻ nuôi mãi không chịu lớn thì sau này sẽ chẳng làm nên trò trống gì.
Và đặc biệt nuôi con trai phải nên để chúng sạch sẽ và gọn gàng. Cho dù con có tướng mạo bình thường, nhưng nhất định phải để ăn mặc chỉnh tề, vệ sinh sạch sẽ. Điều này dễ để lại ấn tượng tốt cho mọi người, có lợi cho sự phát triển tương lai của con sau này.
Dùng giàu để nuôi con gái?
"Giàu" ở đây nghĩa là ngay từ lúc còn nhỏ cha mẹ nên chú trọng bồi dưỡng khí chất, bồi dưỡng tri thức cho con, sau này lớn lên sẽ giúp con có tính cách độc lập, không dễ bị choáng ngợp và hấp dẫn bởi những thứ hào nhoáng hư vinh, cũng không vì những thứ đó mà con làm mất đi bản thân mình.
Nếu để con có tính dựa dẫm vào người khác, mất đi độc lập tự chủ thì sau này lớn lên lập gia đình lại ỷ lại dựa dẫm vào chồng. Phụ nữ một khi dựa vào thứ gì đó thì đã rơi vào thế yếu. Khi bị bỏ rơi, cô ấy cảm thấy rất khó sống sót.
Giàu nuôi con gái còn thể hiện ở việc luôn khuyến khích, cổ vũ, dùng những lời lẽ yêu thương. Nhưng tránh tình trạng nuông chiều quá để con gái mình trở thành công chúa, cần gì có đó. Nếu như không đạt được thứ đồ mong muốn, sẽ bắt đầu nổi nóng và làm loạn. Tính cách này chẳng ai có thể ưa được, chỉ làm hại con về sau mà thôi.
Thực ra, mỗi gia đình đều có một cách nuôi dạy con, cho dù là dùng phương thức “nghèo” hay “giàu” để nuôi dưỡng, thì ý nghĩa và tác dụng của nó đều quyết định ở giáo dục của cha mẹ.
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng nên nhân phẩm của con cái. Muốn con có những phẩm chất tốt thì cha mẹ cần phải nghiêm túc làm tấm gương để cho con trẻ soi vào đó mà học tập theo.
Con trẻ cũng như một mặt gương, cha mẹ là kiểu người như thế nào, thì phản chiếu ở trong gương là kiểu người đó. Muốn thay đổi con trẻ, thì cha mẹ phải tự sửa đổi chính bản thân mình cho tốt.
Tác giả: