Làm việc nên làm, không làm việc không nên làm
Kỳ thực, người sống trên đời, hãy làm việc mình nên làm, đừng làm việc không nên làm. Hãy học cách thuận theo tự nhiên, buông bỏ chấp nhất (dính mắc, vướng bận, bận tâm…)
Điều mà người ta gọi là buông bỏ chấp nhất không phải là buông bỏ cuộc sống, cơm cũng không ăn, ngủ cũng không ngủ. Đây không được gọi là buông bỏ, mà còn là một loại chấp nhất khác. Thậm chí có người quan niệm rằng buông bỏ là việc gì cũng không làm, mặc cho cuộc sống trôi qua… Đây thực sự không phải buông bỏ mà là một kiểu vô trách nhiệm.
Việc này nên làm thì chúng ta làm, đây chính là một loại tự nhiên nhất. Giống như, khi bạn đi trên đường, gặp một đứa trẻ đi bên kia đường trượt chân ngã, lúc này bạn đến bên đưa tay ra cho đứa trẻ vịn mà đứng lên, đây chính là việc tự nhiên nhất. Không phải bỏ qua, coi như không nhìn thấy mới là buông bỏ, mà không làm mới là mất tự nhiên. Cha mẹ ốm nặng, nếu như nói là buông bỏ không quan tâm thì đó không phải là buông bỏ mà là trốn tránh trách nhiệm.
Ở đời có những việc nên làm và không nên làm, không nên chấp nhặt tiểu nhân. Mọi việc đều có quả báo!
Học cách tha thứ, buông bỏ sẽ tự được báo đáp
Người biết tha thứ là người biết nghĩ cho người khác, không vì cầu toàn mà hằn học, trách cứ, giận dữ khi người khác mắc sai lầm. Người cố chấp, thù dai, nhớ lâu là người luôn luôn nhìn cuộc sống dưới lăng kính màu hồng hoặc là người có cuộc sống đơn giản, ít trải nghiệm và bản thân người đó cũng cố chỉn chu, không để xảy ra sai lầm, do vậy không chấp nhận người khác sai lầm.
Trước tiên hãy nhớ, tha thứ là một trong 3 điều mà người xưa dạy chúng ta phải biết quên: Quên tuổi tác, quên bệnh tật và quên hận thù.
Tiếp theo, hãy tự vấn bản thân và trả lời chính xác, trung thực các câu hỏi sau: “Có ai không bao giờ sai lầm không?”, “Bản thân mình có bao giờ không có sai lầm không”, “rơi vào tình huống ấy, hoàn cảnh ấy, liệu mình có không mắc sai lầm không”, “trong sai lầm của người đó, có phần nào trách nhiệm của bản thân mình không”, “so với sai lầm, thì người đó có nhiều điểm tốt đẹp không?”…
Đừng kiềm chế sự tức giận, tìm cách xả nó ra, nhưng cố gắng không làm tổn thương thêm bản thân và người khác. Tức thì cứ nói cho hả giận, bực thì kể lể với ai đó cho bõ tức. Nói xong, xả xong, nhẹ người thì cố quên đi.
Có câu chuyện như sau:
Trác Mậu, tự là Tử Khang, sống vào thời Tây Hán (207 TCN-9 SCN), là người huyện Uyển, Nam Dương (nay là một thành phố thuộc tỉnh Hà Nam). Từ thuở nhỏ ông đã học tập thi, lễ và lịch pháp, là người có học thức uyên bác, hơn nữa lại nhân ái khiêm cung, mọi người đều thích giao thiệp với ông.
Trác Mậu ban đầu nhậm một chức quan trong phủ Thừa Tướng. Một ngày Trác Mậu ra ngoài, có người dừng xe ngựa của ông lại, bảo rằng con ngựa ông đang dùng là của ông ta. Trác Mậu bèn hỏi người này: “Ông mất ngựa đã bao lâu rồi?”. Người nọ trả lời: “Một tháng rồi”. Trác Mậu đã dùng con ngựa này khá nhiều năm, biết rằng vị kia chắc chắn nhận sai rồi, dẫu vậy ông vẫn không nói gì mà đưa con ngựa cho người nọ, tự mình kéo xe trở về, quay đầu lại nói:“Nếu như đó không phải là ngựa của ông, thì xin ông đưa nó về phủ Thừa Tướng trả lại cho tôi”.
Một thời gian sau, người nọ tìm thấy con ngựa của mình, mới biết là đã nhận lầm, vì vậy đến phủ Thừa Tướng trả lại ngựa cho Trác Mậu, khấu đầu tạ lỗi. Trác Mậu chẳng hề để bụng chuyện ấy.
Trác Mậu cả đời không thích tranh chấp với người khác, theo ghi chép của sử sách trong văn hóa Thần truyền. Đại đa số người thường xem lợi ích bản thân là trọng yếu, vậy mà Trác Mậu bị người ta hiểu lầm thì không hề cùng người ta tranh chấp. Ông không những chịu được oan khuất mà còn nhường những thứ của mình cho người ta, trong tâm vẫn bình tĩnh như thường. Chỉ những bậc Đại Đức có phẩm hạnh tu dưỡng cao thâm mới hành xử được như vậy.
Sau này, bởi Trác Mậu tài đức vẹn toàn nên được đề cử làm quan Thị Lang, nhậm chức Huyện lệnh huyện Mật. Ông làm quan rất mực trung thành, cẩn thận thành khẩn, yêu dân như con, coi trọng lễ giáo. Ông dùng Thiện mà giáo hóa trăm họ, miệng không bao giờ nói lời ác ngôn, thuộc hạ và bách tính đều yêu mến mà không nhẫn tâm lừa gạt ông. Chỉ trong vài năm, đời sống dân chúng trong huyện đều được bình an, nhân tâm hướng thiện.
Vào thời Hán Bình Đế (9 TCN – 5 SCN) bỗng nhiên phát sinh đại dịch châu chấu, tại Hà Nam có 20 huyện bị tai họa nghiêm trọng, chỉ có huyện Mật là không bị giặc châu chấu tiến vào địa giới. Quan Đốc Bưu (chuyên giám sát các quan viên cấp huyện) bẩm báo sự kiện trên với quan Thái Thú. Thái Thú tuyệt nhiên không tin, đích thân đến huyện Mật kiểm tra, cuối cùng không thể không tin, cho nên đối với tài đức của Trác Mậu thì cực kỳ bội phục.
Sở dĩ huyện Mật có thể bình yên vô sự trước đại dịch châu chấu chính là nhờ ở tài đức vẹn toàn của Trác huyện lệnh. Ông dùng Thiện hành Đức để giáo hóa dân chúng, khiến cả vùng đất ấy lòng người đều hướng thiện, đạo đức nâng cao trở lại. Điều đó chính hợp với ý Trời, nên được Trời ban phúc và bảo vệ, tránh khỏi thiên tai nhân họa.
Trác Mậu được thăng quan và nhậm chức Kinh Bộ Thừa, đến lúc rời huyện Mật, già trẻ lớn bé trong huyện đều khóc mà tiễn ông đi. Đến khi Vương Mãng đoạt ngôi, cục diện chính trị hắc ám hỗn loạn, Trác Mậu bèn cáo bệnh từ quan trở về lại cố hương, không muốn làm quan nữa. Trác Mậu làm quan không vì công danh lợi lộc, gặp lúc không thể phát huy Đức chính, không thể tạo phúc cho nước cho dân, thì liền từ quan quy ẩn.
Khi Quang Vũ Hoàng đế lên ngôi, vốn từ lâu đã nghe danh Trác Mậu học vấn cùng đức hạnh hơn người, cho nên ngay lập tức phái người đi triệu mời Trác Mậu. Hoàng đế cũng hạ chiếu thư ca ngợi ông hết lời, cho rằng ông có thể làm được những việc mà người khác không ai làm nổi, và những hiền tài trong thiên hạ đều xứng đáng với những phần thưởng to lớn nhất. Vì thế Quang Vũ Hoàng đế chỉ định Trác Mậu làm Thái phó, phong tước Bao Đức Hầu, thực ấp 2.000 hộ, chu cấp nhiều khí vật tiền tài, còn đề bạt con trai của Trác Mậu mà trao cho nhiều trọng trách.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Kiếp sau bạn trở thành người như thế nào là do chính mình quyết định!
-
Là phụ nữ chỉ cần làm được điều này, cả đời BÌNH AN, muôn vạn kiếp không khổ
-
Người chỉ cần có điều này là số HƯỞNG, SUNG TÚC đến mấy đời
-
Điểm chung của các bà vợ dễ làm chồng nhanh chán mà đi “ăn phở”
-
Học 3 "món" này trước khi kết hôn, chồng chắc chắn 'mê như điếu đổ'