Tĩnh
Ngày nay, cuộc sống có nhiều sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt khiến con người lúc nào cũng phụ thuộc vào vật chất. Ap lực đè nặng lên thân thể và tinh thần khiến họ dễ dàng bực dọc, nóng nảy, gấp gáp, lo âu… Những điều này, suy cho cùng, cũng bởi vì họ thiếu đi một phần "bình tâm tĩnh khí".
Người xưa dạy: "Đối diện với mỗi việc lớn cần phải tĩnh khí". Từ xưa đến nay, các bậc thánh nhân, hiền nhân càng gặp phải những việc lớn, hiểm nguy cận kề, thì càng có thể tĩnh tâm như nước, thấy biến mà không hề sợ hãi. Do đó phàm là người làm được việc lớn thì nhất định phải là người có "tĩnh khí".
Người không bình tĩnh được, lúc nào cũng nóng giận thì rất dễ rước họa vào thân. Do vậy, chỉ khi nào con người có được tâm hồn thanh thản, bình an thì mới có thể thấu hiểu được lẽ sống.
Có tĩnh mới có thể bảo trì trí óc thanh tỉnh, nhìn xa trông rộng, nhìn thấu được tinh thâm của trời đất và quy luật của vạn vật. Có tĩnh mới có thể thực sự không màng danh lợi, an nhiên trước sự sủng ái và không sợ hãi trước sự nhục mạ. Có tĩnh mới đặt được ý chí ở nơi cao xa, ở chuyện lớn mà không bị thành tích làm cho kiêu ngạo và thất bại làm cho uể oải, chán nản.
Thiện
Trong cuộc sống, hẳn mỗi người sẽ đứng trước rất nhiều con đường, nhiều ngã rẽ và nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nếu cuộc sống bắt ta phải lựa chọn thì hãy chọn mình trở thành người lương thiện.
Người xưa cũng từng nói con người sống thiện thì được phúc báo, người làm ác ắt gặp tai ương. Vậy nên làm người nên kính trời, tu thiện tích đức, vì người khác làm việc tốt chính để tạo phúc cho chính mình. Xưa nay nhân quả báo ứng không đâu là không linh nghiệm, có chăng chỉ là chúng ta chưa thực sự chứng nghiệm mà thôi.
Người khôn ngoan muốn được bình yên hãy nhớ rằng thiện lương sẽ có được hạnh phúc. Khi bị ấm ức hãy cứ lặng lẽ bỏ qua, khi bị hiểu lầm hãy cứ mỉm cười cho xong. Mục đích của chúng ta khi làm việc thiện tất nhiên không phải để được người khác biết ơn, nhưng điều này lại có thể khiến chúng ta cảm thấy thanh thản khi hưởng phước. Và rồi những thứ này cũng khiến chúng ta trở thành một người cao quý và được kính trọng.
Buông
Khi còn trẻ, chẳng ai muốn có cuộc sống bình thường giản dị. Do đó, mọi người đều theo đuổi những việc làm có công và yêu một cuộc sống hào hùng, tự hào đạt được những thành tựu mà người khác không có được.
Trên thực tế, khi bản thân về già mới ngộ ra đó chỉ là danh vọng. Bản thân càng bị ám ảnh bởi danh lợi thì càng đau khổ khi về già. Chỉ khi một người có thể từ bỏ lòng tham bên trong của mình, anh ta mới có thể có được sự nhẹ nhõm thực sự và anh ta cũng sẽ hài lòng với thực tế của cuộc sống.
Cuộc sống không phải là giành giật thành công mà là ở tâm thế hạnh phúc; không phải là có nhiều mà là được chăm chút từng ít một.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Vì sao vợ chồng cứ đến khoảng 50 tuổi là lại tách ra ngủ riêng? Lý do không phải ai cũng hiểu
-
Người thường xuyên nói nói 3 lời này: Về già sống cô quạnh, con cháu không muốn báo hiếu
-
Ai có 4 điểm này càng sống càng bạc phúc, nghèo khổ cô độc về già: Ai không có thật đáng mừng
-
Càng có tuổi, có 2 bí mật càng nên ''kín miệng'' càng tốt, chớ có bép xép người ngoài
-
6 điều phụ nữ phải từ làm trước tuổi 30 nếu không muốn về già đau khổ, tổn thương