Người đàn ông đi khám phát hiện bệnh nguy hiểm, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn uống nhiều người mắc sai lầm

( PHUNUTODAY ) - Một người đàn ông đi khám thì phát hiện bị tổn thương thận cấp tính, bác sĩ lắc đầu cảnh báo thói quen ăn uống nhiều người mắc sai lầm.

Tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, một người đàn ông họ Liêu, 56 tuổi, gần đây bị đau lưng đột ngột kèm theo các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu gấp, nước tiểu vàng sậm, và lượng nước tiểu giảm. Ông đã đến khám tại khoa thận của bệnh viện, và kết quả kiểm tra cho thấy mức creatinine của ông tăng bất thường, đạt 216,6 µmol/L (giá trị bình thường là 57-97 µmol/L). Ông được chẩn đoán mắc tổn thương thận cấp tính.

Nguyên nhân bất ngờ từ thói quen ăn uống

Theo các báo cáo từ truyền thông, bác sĩ phát hiện trong lần kiểm tra hồi tháng 2 năm nay, chức năng thận của ông Liêu vẫn bình thường. Tuy nhiên, lần này kết quả kiểm tra cho thấy ông bị tổn thương ống thận cấp tính kèm viêm thận kẽ, và một số ống thận xuất hiện tinh thể hình đĩa. Bệnh lý này được xác định là do bệnh thận oxalat. Sau khi được hỏi kỹ, ông Liêu nhớ ra rằng gần đây nhà ông thu hoạch ớt, và vì sở thích ăn cay, ông đã ăn ớt ba bữa mỗi ngày.

Người đàn ông đi khám phát hiện bệnh nguy hiểm, bác sĩ cảnh báo thói quen ăn uống nhiều người mắc sai lầm

Bác sĩ nhận định thói quen ăn cay thường xuyên là nguyên nhân chính gây ra bệnh thận oxalat của ông. Ớt chứa nhiều axit oxalic, khi tiêu thụ lượng lớn, axit oxalic tích tụ trong thận. Khi nồng độ quá cao, nó có thể gây tổn hại mô thận, thậm chí làm tăng nguy cơ suy thận cấp. Vì vậy, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh thận, nên hạn chế ăn cay. Khi được chẩn đoán mắc bệnh thận oxalat, cần phải điều trị ngay lập tức.

Những thói quen ăn uống khác có thể gây hại cho thận

Ngoài việc ăn cay, bác sĩ cảnh báo:

Uống trà đặc lâu dài: Trà chứa caffeine và tannin, hai chất này dễ kết hợp với sắt trong cơ thể tạo thành hợp chất khó hòa tan, dẫn đến sỏi thận.

Nước hầm lâu: Quá trình nấu lâu khiến nước hầm có hàm lượng purine rất cao, uống thường xuyên có thể dẫn đến tăng axit uric máu, gây ra các cơn gút cấp tính và tổn thương thận hoặc hệ tim mạch.

Cảnh báo dấu hiệu suy thận

Bác sĩ nhấn mạnh, nếu bạn gặp các triệu chứng như:

Phù nề (ở mí mắt, mặt, chân);

Mệt mỏi, thiếu năng lượng;

Tiểu đêm nhiều, nước tiểu có bọt hoặc máu;

Huyết áp cao, đặc biệt ở người trẻ;

Buồn nôn, nôn, giảm cảm giác thèm ăn;

Da mặt, mí mắt, móng tay nhợt nhạt, hơi thở có mùi amoniac...

Hãy đi khám thận càng sớm càng tốt để tránh bỏ lỡ giai đoạn điều trị hiệu quả.

Tác giả: Minh Khuê