Các nhà tâm lý học tại Viện Liệu pháp Gestalt (Moskva, Nga) đã tiến hành một nghiên cứu nhằm giải thích vì sao một số người học kém lại không thành công. Trong nghiên cứu này, họ đã đưa ra các luận điểm sau:
Không màng đến điểm số
Với nhiều học sinh giỏi, điểm số thường được coi là chỉ báo của thành công. Họ tin rằng đạt được điểm cao là một thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điểm số không phản ánh chính xác kiến thức, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phản hồi từ giáo viên hoặc tâm trạng của học sinh.
Học sinh yếu thường không quan tâm đến điểm số và cũng không để ý đến sự đánh giá từ người khác. Họ hài lòng với những gì họ đã làm được.
Không tự mình làm mọi thứ
Những người giỏi thường tự làm mọi việc mà họ muốn, họ quen với việc tự kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống.
Trong khi đó, những học sinh kém thường biết cách tận dụng sự giúp đỡ từ người khác để đạt được mục tiêu của mình. Trong quá trình trưởng thành, việc luôn tự mình làm mọi thứ có thể khiến họ mệt mỏi, trong khi việc biết phân chia nhiệm vụ cho người khác có thể mang lại sự hiệu quả hơn.
Chấp nhận bản thân không hoàn hảo
Nhiều người nghĩ rằng họ phải làm mọi việc một cách hoàn hảo hoặc không làm gì cả. Tuy nhiên, cuộc sống thực tế không đơn giản như vậy, và việc làm mọi thứ tốt đẹp là không thể. Nhiều người đã sống cuộc sống điên cuồng, làm việc với áp lực deadline và không bao giờ có đủ thời gian hoặc tự tin để thực hiện những điều mình thích.
Không phân tán thời gian cho tất cả các môn học
Học sinh kém thường không làm những việc mà họ không thích, đặc biệt là khi họ cảm thấy không ý nghĩa. Thay vào đó, họ sẽ tập trung vào những môn họ thực sự yêu thích.
Trong khi đó, học sinh giỏi thường cố gắng hoàn thành tất cả các môn học. Tuy nhiên, khi trưởng thành, họ có thể lãng phí thời gian và năng lượng vào các mối quan hệ không có ích lợi.
Tận dụng thời gian rảnh rỗi cho những hoạt động khác
Học sinh kém thường sử dụng thời gian rảnh rỗi để làm những việc mà họ thích, như đọc sách, chơi thể thao hoặc âm nhạc. Trong khi đó, học sinh giỏi thường không có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, dẫn đến căng thẳng tâm lý.
Chấp nhận và học từ thất bại
Có những người thường khó khăn khi đối mặt với thất bại, coi mỗi sai lầm nhỏ là một vấn đề lớn. Trái lại, học sinh kém thường quen với việc nhận thất bại và thành công trong học tập. Với họ, thất bại không phải là điều tận thế. Do đó, khi trưởng thành, họ có khả năng học hỏi từ những sai lầm và tái tạo tinh thần sau mỗi thất bại.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
2 đặc điểm của người có khả năng ''lật thân'' trong mọi hoàn cảnh, bạn có không?
-
5 sự thật thú vị trong tình yêu mà mọi người thường ảo tưởng
-
Ở tuổi già, thất bại lớn nhất không phải là già, bệnh tật mà chính làm vẫn làm 3 việc này vì con cái
-
Các cụ bảo: 'Đàn ông không mao thì quý, nữ nhân nhiều phúc ít mao', tại sao?
-
Dù là anh em ruột thịt, thương nhau mấy cũng đừng để lộ 3 điều này