Miệng nói lời cay nghiệt
Người phúc mỏng thường nói những lời cay nghiệt. Họ đối xử với mọi người vô cùng vô tâm, nghiêm khắc quá mức, vì thế mà phúc khí ngày càng ít.
Đối với người cay nghiệt, rất ít việc gì có thể khiến họ vừa lòng, cũng khó có ai khiến vừa lòng. Người cay nghiệt luôn cầu toàn, dùng tiêu chuẩn hoàn hảo để yêu cầu người khác. Một khi cảm thấy tiêu chuẩn của người khác cách biệt với mình, họ liền cảm thấy như cái gai ở trong mắt.
Trên đời này không có ai là hoàn mỹ, mà nếu có người hoàn hảo thì cũng khó mà tồn tại lâu. Người cay nghiệt nói lời cũng rất chua ngoa, hay phê bình người khác, không dùng tình cảm để đối đãi, không cho người khác chút thể diện, thường khiến đối phương bị bẽ mặt.
Ngoài ra, người cay nghiệt còn luôn xem mình là trung tâm, không biết nghĩ cho người khác. Trên đời này, nếu bạn không biết suy nghĩ cho người khác, không thể làm gì cho người khác, thì sao có thể đòi hỏi người khác nghĩ cho mình? Nếu vậy, người thân, bạn bè bên cạnh mình rồi sẽ bỏ đi hết, phúc khí cũng theo đó ra đi.
Tính tình kiêu ngạo
Ngạo mạn là một trở ngại rất lớn đối với con người mà nguồn cơn đến từ sự so bì, phân biệt. Bắt đầu từ việc so sánh bản thân với người khác đã tạo nên sự ngạo mạn trong nội tâm mỗi người. Những người có tính kiêu ngạo đi đến đâu cũng muốn được người khác công nhận và tán thưởng. Họ phớt lờ thành quả hay nỗ lực của người khác, không muốn tiếp thu ý kiến của người khác mà chỉ tập trung vào bản thân và lại càng không thể chấp nhận chuyện người khác mạnh hơn, giỏi hơn mình.
Có câu: "Kiêu ngạo tự mãn là một trong những cái bẫy đáng sợ nhất của con người, hơn nữa, cái bẫy này còn do chính chúng ta tạo nên". Những người kiêu ngạo luôn không nhìn thấy khuyết điểm của bản thân, vì thế nên bỏ qua cơ hội được hoàn thiện chính mình. Hầu hết, người kiêu ngạo thường rơi vào cái bẫy tự hủy hoại mình mà không hay, cho tới khi thất bại thảm hại rồi họ mới chợt tỉnh ngộ nhưng lúc đấy mọi chuyện đã quá muộn.
Làm người, nhiều lúc chúng ta cần phải đặt cái tôi của mình xuống để nhìn nhận mọi thứ ở góc độ đa chiều. Có như vậy, chúng ta mới tiết chế được tính kiêu ngạo của mình và không đánh mất phúc khí mà mình có.
Người tham lam, mưu cầu vật chất
“Nhân tâm bất túc xà thôn tượng” (tạm dịch: Người tham lam sẽ muốn ngày càng nhiều, giống như con rắn muốn nuốt lấy cả con voi). Người có tâm tham lam thì ngay cả khi rất giàu có, họ vẫn luôn cảm thấy không bao giờ là đủ, thấy bản thân rất khổ.
Làm người cần biết đủ mới có thể vui vẻ, người không biết đủ, cuối cùng cũng rơi vào cạm bẫy của lợi ích, càng tham lam thì càng chìm sâu hơn.
Thích so sánh
Có những người có tâm ghen tỵ rất lớn, luôn tật đố người khác giỏi hơn mình. Nhưng trên thực tế mỗi người đều là “nhìn lên thì không đủ, nhìn xuống thì vẫn dư thừa”, cuộc sống thực ra không đến nỗi quá tệ như vậy.
Những người thích so sánh, thường tâm địa cũng rất hẹp hòi, không thể nhìn được rõ ai tốt, ai xấu. Khi thấy bản thân kém hơn người khác, sẽ không bình tâm xem xét chính mình, khiêm tốn học hỏi những ưu điểm của người khác. Những người như vậy có lẽ vận mệnh vốn dĩ không quá khổ, nhưng bởi vì tâm địa hẹp hòi, không thể bao dung người khác, khiến phúc báo của bản thân cũng càng ngày càng giảm đi.
Tác giả: Mộc
-
Tại sao Tào Tháo chỉ yêu góa phụ? Tiết lộ sự thật rất khôn ngoan
-
Ông bà ta bảo: 'Không cho 2 người mượn tiền, không uống rượu với 3 người', là ai?
-
3 bữa cơm được mời thì chớ dại mà ăn, cái số 1 quá nhiều người mắc
-
Thầy tướng số bảo: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', vì sao?
-
Ông bà ta nhắc: "Đừng gọi chó khi no", tại sao thế?