Người "Mệnh khổ" thường có 5 biểu hiện này

( PHUNUTODAY ) - Người xưa đã nghiệm ra rằng, những người thường có thói ghen tị, chê bai, hay bình luận tiêu cực... họ thường là người có mệnh khổ. Nếu nhận biết được những người này, thì tốt nhất không nên đến gần, họ chỉ truyền năng lượng xấu đến cho bạn.

Dưới đây là 5 biểu hiện của người có mệnh khổ, thường có suy nghĩ tiêu cực và ghen ti:

Thứ nhất: Hay ghen tị

Ông bà ta có câu: “Hơn người thì bị ghét, thua người thì bị khinh”.

Bao đời nay người nghèo ghét người giàu cũng là vì đố kỵ với cuộc sống may mắn mà họ có được. Người thành công cũng hay bị người đời ghét vì họ không thích công nhận năng lực của người khác.

Những người làm mãi không giàu nổi lại có tư duy rằng những người khác giàu là vì họ mưu mô, "chơi bẩn", gian dối, lừa gạt mà có... Họ đâu biết rằng trong số đó cũng có vô số người đi lên bằng thực lực và họ cũng phải trải qua những giai đoạn khó khăn trước đó mới có được ngày hôm nay.

Thay vì phê phán người khác, chúng ta hãy cố gắng bận rộn đi kiếm tiền như họ. Lúc đó. bạn muốn mua gì mua, muốn xài như thế nào là cách của bạn, còn bây giờ hãy kiếm tiền thay vì chỉ trích người giàu.

Người hay ghen tị, chê bai người khác... thường là người mệnh khổ. (Ảnh minh họa)

Thứ hai: Hay chê bai người khác

Có những người chưa hơn ai nhưng luôn tỏ thái độ chê bai, khinh bỉ người nghèo, thậm chí xua đuổi họ với thái độ rất tiêu cực khiến những người này cảm thấy vô cùng tủi thân.

Không phải người nào nghèo cũng tham lam, kém cỏi hay lười lao động... có nhiều lý do khiến họ không may nghèo khổ, khó khăn như thế, việc tốt nhất mà chúng ta có thể làm đó là hãy thông cảm cho hoàn cảnh của họ. Đừng vội đánh giá hay tỏ thái độ khinh bỉ những người này.

uộc đời thăng trầm không ai đoán biết được, biết đâu có lúc ta rơi vào hoàn cảnh tương tự trong tương lai, cũng cần người cứu giúp thì sao.

Cho nên sống ở đời, đừng thấy ai khổ, ai bệnh, ai nghèo mà vội khinh khi, chê bai, cho rằng người ta không bằng mình. Người thế gian hay mắc tội này là vì chưa hiểu rõ nhân quả. Hiểu rồi thì không dám khi dễ, coi thường một ai.

Thứ ba: Người không tự tin, nghĩ mình năng lực kém

Thất bại là điều chúng ta gặp mỗi ngày, thường xuyên, luôn thường trực và hơn nữa, chuyện này không thể nào tránh được, đơn giản nó là viên gạch cho hành trình tới thành công của chúng ta ở phía trước.

Vậy mà có những người không chấp nhận điều đó, mỗi lần thất bại liền tự chê bai bản thân, nghĩ rằng mình mãi chẳng làm được gì, không có năng lực trong việc này, luôn kém cỏi trong việc kia...

Đúng là cuộc sống này tốt hay xấu là do bạn, bạn làm, bạn chịu nhưng oán trách chính mình cũng chẳng mang lại chút lợi lạc gì, thậm chí còn khiến bạn không còn muốn tiếp tục nỗ lực nữa. Đó mới là tác nhân khiến bạn mãi nghèo, không thể nào thoát ra nổi.

Thay vào đó, bạn cần nhìn ra đâu là thế mạnh, điểm tốt của mình (ai cũng có điểm mạnh riêng) mà tiếp tục phát huy, cải thiện mỗi ngày, dùng năng lực đó giúp đời, kiếm tiền và túi tiền nhờ thế mà cũng gia tăng theo thời gian.

Thứ tư: Hay bình luận tiêu cực về người khác

Khẩu nghiệp là một trong những tội nặng nhất, luôn thận trọng với những gì mình nói ra, chọn lọc nó một cách khôn ngoan, tinh tế.

Việc làm ăn mà luôn bị người khác gièm pha, nói xấu, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh thì chắc chắn không thể nào giàu có được. Gieo tiếng xấu cho người thì chắc chắn mình cũng nhận về tiếng xấu đó là Nhân Quả ở đời.

Thứ năm: Hay phàn nàn về gia đình

Cổ nhân có câu: “Lời nói tốt xấu trong nhà không nên nói ra”, vì việc trong gia đình mình là những vấn đề nhạy cảm, người ngoài không thể nào hiểu được hết, họ lại thêm mắm thêm muối, câu chuyện đã thổi phòng lại quay về nhà gây ra mâu thuẫn lớn hơn nữa trong gia đình.

Vậy là ta đã tự rước họa vào thân. Cuộc sống này mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, gia đình nào cũng có cái khổ, cái khó riêng của mình. Thế nên việc của chúng ta là nên nhìn vào cái phúc, bớt nhìn cái xấu, bất hạnh của cuộc đời.

Khi một người trong tâm lúc nào tràn đầy sự lạc quan, hi vọng thì hạnh phúc sớm muộn cũng mỉm cười với bạn. Càng oán hận thì các vấn đề sẽ càng phức tạp.

Tác giả: Dương Ngọc