Người thông minh, hiểu biết chắc chắn cả đời sẽ không bao giờ nói 5 câu này

( PHUNUTODAY ) - Cổ nhân có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", ý nhắc nhở mọi người nên ý tứ, câu nói khéo léo tế nhị để đối nhân xử thế.

Người thông minh thường tự biết cách tiết chế lời nói của mình để không rước họa vào thân.

1. Nói xấu sau lưng người khác

Khi giao tiếp với mọi người, hãy cư xử chân thành, đừng nói chuyện đúng sai của người khác, hãy để tâm hồn mình khoáng đãng hơn.

Người xưa nói: “Thiện ý một câu ấm ba đông. Lời ác lạnh người sáu tháng ròng“. Lời nói xấu cũng mang theo năng lượng không tốt, có thể thực sự như là “giết người không dao”. Một lời vu khống có thể kết hàm oan cho kẻ khác, thậm chí lấy đi tính mạng của họ. Điều ấy là hoàn toàn có thực.

Mỗi người đều có một con đường để đi, một cuộc đời để sống, là tốt hay xấu, phúc hay hoạ cũng đều là tự mình đối diện, tự mình gánh chịu. Cớ chi phải bàn tán, lời ra tiếng vào khi ai đó phạm sai lầm, hoặc giả gặp chuyện phiền phức? Cứ mải săm soi kẻ khác, rồi có khi người kia lãng quên, bỏ bê ngay chính cuộc đời mình. Như vậy liệu có phải là cách sống của kẻ thông minh được chăng?.

Đã là người thông minh, hiểu đời thì hầu như đều rất minh bạch được việc nào nên làm, lời nào nên nói, có thể điều chỉnh, dàn xếp tốt các mối quan hệ, chuyển thù thành bạn, kết giao rộng rãi, bao dung, độ lượng. Có như thế mới gặp dữ hoá lành, biến hoạ thành phúc mà cũng tích được phúc báo cho con cháu đời đời về sau.

2. Nói lời thù hận, oán trách khi thất bại

Đừng chỉ gặp một chút chuyện nhỏ, đã phàn nàn với thế giới rằng ông trời bất công. Bạn có thể thỉnh thoảng phàn nàn, nhưng không thể cả ngày cứ làm như thế.

Đời người ngắn ngủi, chẳng rảnh rỗi mà oán trách. Trời đất mênh mông, con người chỉ là giọt nước giữa biển khơi.

Trong cuộc đời, oán trách một ngày chẳng bằng cố gắng một ngày. Có cố gắng mới có thể lại thấy bình minh rực rỡ. Không ai thích cả ngày phải đối diện với khuôn mặt oán hận của bạn. Bạn phải hiểu được rằng, than phiền chỉ là hành động vô ích.

Phàn nàn một ngày chi bằng cố gắng một ngày. Hãy nỗ lực! Đem tất cả những phàn nàn cùng bất mãn hóa thành động lực. Mạnh mẽ để nhìn thế giới này.

3. Nói lời vô nghĩa, bi quan

Một số người gặp phải chút sự tình, thường hay nghĩ ngợi lung tung, hơn nữa càng nghĩ càng không giải quyết được gì, càng nghĩ càng chán nản.

Dưới sự khống chế của loại cảm xúc bi quan này, rất dễ nói ra một số lời bất lịch sự. Những lời này, đối với bạn mà nói, có lẽ chỉ là sự bộc phát nhất thời, sự tình qua đi thì căn bản không nhớ được mình đã nói những gì.

Nhưng đối với người nghe mà nói, tất sẽ sinh ra những ảnh hưởng tiêu cực. Lâu dần, ai còn dám thân thiết với bạn nữa đây?

Cho nên, gặp vấn đề, phương pháp giải quyết tốt nhất, chính là nhanh chóng tìm ra vấn đề đó, rồi đi giải quyết nó.

4. Nói chuyện phiếm, thị phi

Đố kỵ là tật xấu của rất nhiều người. Một số người khi thấy mọi người xung quanh nhận được điểm tốt, đạt được thành tựu, liền bắt đầu bàn tán, thậm chí nói ra những lời châm chọc.

Những người như vậy trong mắt họ đều có vấn đề. Họ không có khả năng chuyên tâm vào sự nghiệp của mình, mà lại đem hết tinh lực đặt vào việc theo dõi nhất cử nhất động của người khác. Cuối cùng, tổn thương lớn nhất lại là chính mình.

5. Nói lời ngông cuồng

Con người ta khi đã có được một chút thành tựu thường rất dễ đánh mất phương hướng của mình bởi những tiếng vỗ tay, những đóa hoa, những lời tâng bốc…

Bạn đã có thể thành công, chứng tỏ trong phương diện này bạn đích thực là một người ưu tú. Nhưng tuyệt đối không thể chỉ vì vài lời a dua nịnh hót bên ngoài mà mất đi phương hướng.

Lời ngông cuồng càng không thể nói, cần phải biết: “Thiên ngoại hữu thiên, nhân ngoại hữu nhân”, người giỏi còn có người giỏi hơn, cao thủ chân chính xưa nay đều là những người im lặng không mấy nổi trội. Người thông minh đều biết thu hồi lại hào quang của chính mình.

Nỗ lực, mới là thái độ đúng đắn để làm người! Tin rằng, bạn có thể kiên trì, cố gắng, đến một ngày bạn cũng sẽ được thành công như mong đợi!

Tác giả: Nguyễn Thị Hương