Người Việt xưa đặt tên con thường có "nam Văn, nữ Thị", đặt tên kị nhất điều gì?

( PHUNUTODAY ) - Người Việt từ xưa khi đặt tên cho con thường không quên chữ đệm: "văn" cho con trai, "thị" cho con gái để phân biệt giới tính và đặc biệt kiêng kị 1 điều khi đặt tên cho con.

Trong cách đặt tên con của người Việt luôn theo quy tắc lấy tên đệm trước tên chính như "nam Văn nữ Thị", đây cũng là một nét truyền thống lâu đời được gìn giữ tới tận hôm nay.

Đặt tên đệm theo Nam Văn - Nữ Thị

Tên con trai thường đệm "Văn"

Trước hết, đối với nam, người xưa quan niệm, nhà nào sinh được con trai sẽ có phúc và "giá trị" hơn nhiều so với con gái. Như câu "nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" có nghĩa là một người con trai còn hơn mười người con gái. Đồng thời, ở thời đại phong kiến, chỉ có con trai mới được phép đến trường đi học và thi cử. Nhà nào cũng hy vọng con trai của mình có chữ nghĩa, kiến thức, văn chương sâu rộng. Chính vì vậy khi đặt tên cho con, họ đều lấy chữ "Văn" làm tên đệm để con có đường công danh khoa cử thuận lợi.

Theo thời gian, chữ "Văn" ngày càng được ưa chuộng đặt tên cho con trai để hiện thực hoá ước mơ của cha mẹ. Lâu dần, điều này trở thành tâm thức của người Việt đến tận thời hiện đại. Ngày nay, ở nhiều nơi khắp Việt Nam, người dân vẫn ưa chuộng công thức đặt tên (Họ) + Văn + (Tên) để tưởng nhớ đến cội nguồn của cha ông ta.

Tên con gái thường đệm "Thị"

Đối với nữ, trong tên thường có chữ "Thị" nhằm để phân biệt với đàn ông. Thực tế, chữ 'thị" bắt buồn từ phương Bắc, trải qua hơn ngàn năm đô hộ, chữ "thị" dần xuất hiện nhiều trong dân gian Việt Nam. "Thị" là một từ Việt gốc Hán có ý ám chỉ phụ nữ. Trong tuyển "Từ nguyên từ điển" có câu "Phu nhân xưng thị" (đàn bà gọi là thị). Chữ "thị" thường xuất hiện phía sau họ của một người, ví dụ như Dương thị, Lưu thị, Trần thị... mang nghĩa là "vợ của người họ Dương", "vợ của người họ Lưu", "vợ của người họ Trần'...

Trong văn hoá đặt tên của Việt Nam, người ta thường nhầm "thị" ý chỉ là một từ liên quan đến phụ nữ nên đặt tên cho con gái.

Trong văn hoá đặt tên của Việt Nam, người ta thường nhầm "thị" ý chỉ là một từ liên quan đến phụ nữ nên đặt tên cho con gái. Kể từ thế kỷ 15, chữ "thị" xuất hiện nhiều trong tên của phụ nữ với công thức (Họ) + Thị + (Tên). Ít ai biết rằng chữ "thị" vốn dĩ mang ý nghĩa ban đầu là để gọi người con gái đã trưởng thành (thường là cưới chồng). 

Ngày nay, do văn hoá nhiều quốc gia du nhập và sự phát triển của Internet nên người Việt Nam có nhiều cách đặt tên cho con. Dần dần, chữ đệm "Văn" và "Thị" ít xuất hiện trong tên của những đứa trẻ hiện đại. Tuy nhiên, đó vẫn là một nét văn hoá dân gian đặc biệt của người Việt Nam ta xưa đến nay.

Đặt tên con kị nhất điều gì?

Tránh đặt tên con trùng tên ông bà tổ tiên

Ông bà ta từ xưa đến nay vẫn luôn dạy con cháu ghi nhớ cội nguồn, thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà và giữ gìn bản sắc “kính trên nhường dưới” trong gia đình. Trong việc đặt tên cho con cái cũng vậy, tuyệt đối nên tránh đặt tên con trùng với tên những bậc bề trên trong gia đình, và tránh không được trùng tên cả ông bà tổ tiên đã mất. Việc đặt tên con trùng với những anh chị em cùng vai vế trong nhà cũng là điều không nên.

Người xưa đã nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy, việc đặt tên con trùng với những bậc vai vế lớn hơn trong nhà được coi là phạm húy và những đứa trẻ này thường sẽ không được tổ tiên phù trợ, không được mọi người trong dòng họ quý mến.

Một số bậc làm cha mẹ trẻ hiện nay thường cho rằng trong dòng họ có biết bao nhiêu tên và không thể tránh khỏi việc đặt trùng tên con cái được. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể thực hiện được nếu bố mẹ xem xét và tìm hiểu kĩ những tên trong 3 đời của dòng họ và không đặt trùng là được.

Tránh đặt tên con khó phân biệt nam nữ

Có thể nhiều người sẽ cho rằng đặt tên con vừa có thể hiểu là nam vừa có thể hiểu là nữ sẽ càng cá tính và sau này con sẽ thích tên như vậy. Tuy nhiên, tên gọi khó phân biệt nam nữ có lẽ cũng mang lại khá nhiều rắc rối cho con bạn. Việc nhầm lẫn giới tính của con trong các loại giấy tờ sẽ là điều thường gặp, cùng với đó, khi đi học bé còn có nguy cơ bị bạn bè trêu chọc rất nhiều.

Hơn nữa, tên gọi cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và giới tính của bé. Nếu con trai bạn đặt tên là Ngọc Thủy, Hà Linh, Thu Dương… hoặc con gái bạn có tên mạnh mẽ như Hoàng Thái, Thanh Minh… thì sẽ làm bé phát triển một phần tính cách giống như tên gọi của mình. Tên gọi dễ gây hiểu nhầm giới tính như vậy cũng làm cho người khác cảm thấy khó xử khi gọi nhầm đó là Cô/chị hay Anh/Chú mà không hề biết rằng đã gọi sai giới tính của con bạn.

Tác giả: Mộc