Con người ở độ tuổi nào cũng có nhiều lựa chọn khó khăn. Trẻ thì cân nhắc nên lập nghiệp ở quê hay ra thành phố. Về già thì lại băn khoăn không biết về quê dưỡng già hay ở lại thành phố cùng con cháu. Nếu là bạn, bạn sẽ lựa chọn như thế nào? Rất nhiều người có suy nghĩa: “Thà chăm cháu ở thành phố còn hơn về quê dưỡng già”.
"Thà chăm cháu ở thành phố"
Một số người sau khi đã sống ổn định ở lại thành phố nhiều năm, về già họ lựa chọn sống cùng con cái, giúp việc chăm sóc hoặc đưa đón cháu đi học. Mặc dù có vẻ sẽ rất khó khăn và rất bận rộn nhưng tất cả lại đều đáng giá.
Người xưa đúc kết, cho đi thì bạn sẽ được đền đáp, khi về già chắc chắn sẽ được con cháu báo dưỡng. Vì người già thì sẽ không bao giờ trẻ lại được, dần sức khỏe về thể chất lẫn trí tuệ đều sa sút, thậm chí mất trí nhớ. Ở độ tuổi này, người già cần được chăm sóc, bảo vệ. Vì vậy, nhiều người quan niệm, khi đã có tuổi nhưng nếu vẫn còn sức khỏe họ sẽ lựa chọn chăm sóc con, cháu để sau này có thể được nhờ cậy khi già yếu.
Mặc dù việc con cái chăm sóc người già là một điều đương nhiên, nhưng với tư cách là cha mẹ, họ lúc nào cũng dành sự quan tâm chăm sóc, hy sinh cho con cháu của mình. Họ luôn mong cho con cháu có một tương lai tốt đẹp, thành công.
"Không nên về quê dưỡng già"
Có rất nhiều người thành đạt bằng nỗ lực của mình, sau khi họ sắp xếp ổn thoả cho con cái, khi đến tuổi nghỉ hưu, họ lại muốn quay về quê hương để sống một cuộc sống bình dị. Tuy nhiên, khi trở về cuộc sống nông thôn sẽ mang lại sự bất tiện.
Tuổi nghỉ hưu là đã sáu mươi tuổi. Khi về quê nghỉ hưu, họ chỉ thể làm ra một số công việc nông nghiệp trong khả năng của mình như trồng một số loại rau trong vườn hoặc nuôi một số con gà, vịt và ngỗng làm thức ăn cho gia đình.
Khi tuổi càng cao, chọn sống dưỡng già ở nông thôn thì những bất tiện càng lộ rõ. Những người cao tuổi chắc chắn sẽ mắc một số bệnh tật, không ít thì nhiều. Tuy nhiên, sau khi mắc bệnh, nếu như họ muốn đến bệnh viện điều trị thì sẽ phải bắt taxi đến bệnh viện ở trung tâm thành phố. Việc đi lại chắc chắn sẽ gặp bất tiện vì đường xa. Hơn nữa đối với những trường hợp người già cấp cứu, thì việc di chuyển đường xa lại là một vấn đề lớn. Ngoài ra, nếu không có con cái ở bên cạnh thì chắc chắn họ phải tốn tiền thuê người chăm sóc. Bệnh viện nơi người già nhập viện cũng rất có thể không cùng thành phố với con cháu ở, nếu muốn về nhà để chăm sóc người già thì sẽ phải xin nghỉ phép ở đơn vị làm việc. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc của người trẻ cũng như sự bất tiện cho việc đi lại giữa hai nơi. Phương án thuê một người chăm sóc bố mẹ sẽ hợp lý hơn nhưng lại rất tốn kém mà lại không yên tâm.
Những người cao tuổi về quê nghỉ hưu sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại khi họ đến một độ tuổi nhất định, và ở độ tuổi này, chắc chắn họ sẽ cần người chăm sóc. Điều này sẽ tạo ra một vấn đề lớn cho người trẻ. Bởi vì con cái hầu như đều có công việc ở thành phố, cũng không thể chuyển công việc từ thành phố về nông thôn để chăm sóc người già chỉ vì họ cần được chăm sóc. Điều này là một điều không thực tế bởi điều đó sẽ đảo lộn toàn bộ cuộc sống của cả gia đình.
Tóm lại, sau khi nghỉ hưu, người già nên ở bên cạnh các con, cháu. Khi ở bên nhau, các thành viên ở trong gia đình có thể chăm sóc lẫn nhau, mọi việc đều thuận lợi.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Xây nhà 3 chân của nả đội nón kéo nhau đi sạch, nhà 3 chân là kiểu nhà nào?
-
Món ăn thời bao cấp, người xưa dùng để cứu đói, nay thành đặc sản được nhiều người yêu thích
-
4 cây cảnh dưỡng người, trồng nhà nào, nhà nấy làm ăn phát đạt
-
Tổ Tiên dặn con cháu: 'Nhà ở dù nhỏ đến đâu, 3 nơi này phải để trống, nếu không con cháu khó thành tài'
-
Tại sao người xưa khuyên không trồng cây chuối trước nhà nhưng nên trồng sau nhà?