Người xưa có câu “Xem gian bếp, biết nết đàn bà” là ý gì?
Ở các vùng nông thôn, việc bếp núc cùng với khu vực này được coi là tiêu chuẩn hàng đầu, trở thành thước đo công - dung - ngôn - hạnh của một người phụ nữ. Nhiều khi, nhân duyên thành hay bại cũng từ gian bếp mà ra.
Những người đàn ông thời xưa mỗi khi đưa vợ tương lai về ra mắt, thông thường mẹ chồng sẽ không quan tâm hay để ý quá nhiều đến ngoại hình, học vấn, điều đầu tiên mà họ quan tâm chính là chuyện bếp núc.
Thậm chí, nếu ai lấy vợ gần, mẹ chồng có thể sẽ vào căn bếp để kiểm tra xem có ưng ý hay không. Đối với họ, gia đình là nông dân nên cần phải có con dâu biết lo chuyện bếp núc.
Nếu như may mắn, người phụ nữ biết việc bếp núc thì chuyện cưới xin sẽ thuận buồm xuôi gió, còn chẳng may cô gái đó vụng về, cả hai dù có yêu nhau đến mấy cũng khó mà có thể thành đôi.
Vì thế, người xưa cho rằng, nhân duyên sẽ phụ thuộc vào cái bếp nhiều hơn là tình yêu. Người xưa có câu “Xem trong bếp, biết nết đàn bà, vào trong nhà biết đói hay no”. Liệu quan niệm này đến nay còn đúng?
Thời điểm hiện tại, dù quan niệm “Vào bếp xem nết đàn bà” đã không còn chính xác. Tuy nhiên, căn bếp vẫn là nơi giữ trọn vẹn được hạnh phúc gia đình, điều này vẫn được nhiều người tán đồng.
Căn bếp không thể đánh giá hết toàn bộ tính cách cũng như con người của một ai đó. Tuy nhiên, nếu như nhà bếp lạnh tanh quanh năm suốt tháng, điều này chứng tỏ gia đình cũng không mấy hạnh phúc, êm ấm.
Suy cho cùng, việc nấy một bữa cơm ấm nóng để cả nhà quây quần bên nhau mới chính là điều tuyệt vời và hạnh phúc nhất.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Tác giả: Dương Ngọc
-
Tại sao người xưa lại dạy: “Đừng gọi chó khi no”?
-
Tại sao nói: "Tháng chạp không chuyển nhà, tháng giêng không cắt tóc"
-
Trong nhà có 3 nơi nhất định không được để bẩn, kẻo tài lộc, phúc khí, may mắn biến mất
-
4 thứ này trong nhà là nơi "tụ tài lộc", tuyệt đối đừng xê dịch kẻo tài lộc, tiền tài tiêu tán
-
Tại sao người xấu thường gặp may mắn, còn người tốt lại gặp bất hạnh?