Giữ căn cước công dân của khách lưu trú, khách sạn có vi phạm pháp luật?
Điều 44 thuộc Nghị định 96/2016 quy định về điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, bao gồm một trong các loại giấy tờ như:
+ Chứng minh thư nhân dân
+ Căn cước công dân
+ Hộ chiếu
+ Thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú (đối với những người nước ngoài)
+ Các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý của nhà nước Việt Nam cấp.
Đồng thời, sẽ ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc sẽnhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho phép khách vào phòng nghỉ.
Chiếu theo điều luật kể trên, chủ hoặc các nhân viên nhà nghỉ, khách sạn chỉ được kiểm tra thẻ căn cước công dân của khách thuê phòng để lấy các thông tin và ghi vào sổ quản lý, chứ họ không có quyền giữ luôn căn cước công dân của khách.
Bên Cạnh đó, Điều 7 thuộc Luật Căn cước công dân mới nhất cũng nghiêm cấm các hành vi thu giữ thẻ căn cước công dân trái quy định của pháp luật. Nghị định số 144/2021 cũng có quy định, phạt tiền từ 01 đến 02 triệu đồng đối với hành vi chiếm đoạt, sử dụng các chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ xác nhận số chứng minh nhân dân của người khác.
Ngoài ra, Điều 28 thuộc Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định rất rõ, thẻ căn cước công dân sẽ chỉ bị tạm giữ trong 02 trường hợp:
+ Người hiện đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, các cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
+ Người đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành án phạt tù.
Thẩm quyền tạm giữ thẻ căn cước công dân thuộc các cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, các cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, các cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Trong thời gian bị tạm giữ, các công dân vẫn được cơ quan tạm giữ cho phép sử dụng thẻ căn cước công dân của mình để có thể thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân sẽ được trả lại thẻ căn cước công dân khi đã hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong các quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Bản chất của việc giữ giấy tờ tùy thân sẽ vi phạm đến quyền tự do cá nhân và quyền riêng tư của công dân. Giấy tờ này là vật chứng minh danh tính của mỗi người, cần thiết để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Việc không có giấy tờ tùy thân sẽ có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý, khó khăn trong việc xác minh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc giữ giấy tờ tùy thân của công dân vẫn thường xảy ra mà không gặp sự can thiệp nghiêm khắc từ phía các cơ quan chức năng.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Từ 15/5/2025 người dân phải dùng sang căn cước không được dùng căn cước công dân, đúng không?
-
Từ nay đến 31/12/2025: Người dân làm căn cước mới nhưng không nộp CCCD cũ sẽ bị phạt nặng, đúng không?
-
Đây là đối tượng duy nhất có CCCD vô thời hạn được dùng tới cuối đời không cần cấp đổi sang Căn cước
-
Năm 2025: Chỉ duy nhất người sinh năm này được cấp Căn cước vô thời hạn?
-
Dùng căn cước/CCCD như thế này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng, ai cũng cần phải biết