Khí chất
Người quân tử rộng rãi mà không kiêu, kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng lại nhỏ hẹp. Người quân tử ung dung bình thản mà không kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo nhưng trong lòng không yên. Hơn hai ngàn năm trước, Không Tử dạy rằng “chủ yếu nhìn khí chất” để phân biệt người.
Người quân tử trang trọng, tâm thái bình thản, “khí định thần nhàn”, không có cảm giác kiêu căng ngạo mạn. Kẻ tiểu nhân ngạo mạn, tự cao tự đại, luôn công kích người khác.
Lời nói và hành vi
Người quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa. Ý nói rằng, người quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” mà bao dung hết thảy các ý kiến, xây dựng một bầu không khí hài hòa. Kẻ tiểu nhân thường có thói quen nói theo ý người khác, vào hùa và phụ h ọa theo nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như lời nói.
Người quân tử có thể bao dung hết thảy những ý kiến bất đồng và cũng không giấu diếm quan điểm bất đồng của mình, chân thành đối xử với người khác. Nhưng kẻ tiểu nhân lại luôn giấu diếm suy nghĩ tử tưởng của mình, bằng mặt không bằng lòng.
Phẩm chất
Khổng Tử nói: “Người quân tử yêu cầu chính là bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu chính là mọi người”. Tức là khi xảy ra vấn đề, xảy ra mâu thuẫn, người quân tử sẽ tự xét lại, nhìn lại bản thân xem có tội lỗi gì không, tìm kiếm sai sót ở bản thân mình từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.
Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, luôn nhìn vào người khác, đổ lỗi trách cứ người khác mà không nhìn lại mình. Họ yêu cầu người khác rất cao nhưng lại không có yêu cầu gì cho bản thân và dần dần họ sẽ rơi rớt xuống phía dưới, không có tiến bộ.
Làm thế nào để phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân?
Những người biết hy sinh chịu thiệt về bản thân để làm cho tập thể tốt lên thì đó chính là quân tử vì có thể chịu thiệt, thật sự không phải là một việc dễ dàng, cần phải có tâm độ lượng rộng rãi của bao dung nhẫn nhịn.
Cam tâm tình nguyện chịu thiệt, đại diện cho khoan dung đại độ, coi trọng tính nhẫn nhục.
Từ nghìn xưa đến nay rất nhiều những anh hùng đều là bởi vì có khả năng nhẫn nhục và chịu thiệt đã làm nên đại sự.
Nổi danh nhất chính là Hàn Tín, khi xưa ông đã đã có thể nhẫn nhịn chịu đựng nỗi nhục chui hang.. Có thể nói rằng là đã chịu nhục đến cực điểm, bởi thế sau này Hàn Tín đăng đàn bái tướng, được Lưu Bang phong làm Tam Tề Vương.
Qua đó, ta có thể thấy những người quân tử thường sẽ có thể thành công, làm nên đại sự và sẽ trở thành những nhà lãnh đạo.
Ngược lại, những kẻ tiểu nhân thường vì những mục đích của bản thân mà sẵn sàng bán đứng người khác. Những kẻ này sẽ bất chấp tất cả để mưu cầu danh lợi mà không từ một thủ đoạn nào.
Những tên này thường có những kết cục không mấy tốt đẹp và cũng không thể đạt được thành tựu nào lớn trong sự nghiệp.
Quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?
Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử thì gặp một người đang đứng ở cổng nhà.
Người khách này ngăn vị học trò kia lại hỏi:“Nghe nói thầy dạy của ngài là Khổng thánh nhân, như vậy thì học vấn của ngài chắc phải cao lắm. Ngài cho ta hỏi một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài, còn nếu trả lời sai thì ngài phải bái lạy ta.”
Vị đệ tử kia suy nghĩ một lát rồi nói: “Xuân, Hạ, Thu, Đông, có bốn mùa!”
Người khách kia cãi lại:“Sai! Có ba mùa!”
Vị đệ tử cảm thấy thực sự là kỳ quái nói:“Rõ ràng là một năm có bốn mùa, sao ngươi lại nói là có ba mùa?”
Đúng lúc hai người tranh luận không thôi thì Khổng Tử đi ra. Vị khách kia hỏi:“Thánh nhân! Xin ngài hãy phân xử, một năm rốt cuộc là có mấy mùa?”
Khổng Tử nhìn vị khách một lượt rồi nói: “Ba mùa!”
Vị khách vô cùng đắc thắng, quay sang cậu học trò của Khổng Tử: ‘Ngươi nghe đã rõ chưa, còn không bái ta một lạy tạ lỗi sao?’. Nói rồi đắc chí cười ha hả đi thẳng.
Cậu học trò thấy hết sức quái lạ, bèn hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy! Một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao vừa rồi thầy lại nói là có ba mùa?”
Khổng Tử trả lời: “Con không thấy người kia sao? Đó là một con châu chấu biến hóa mà thành. Một năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa, xuân, hạ và thu, nó đâu có biết mùa đông? Con tranh luận với nó chẳng phải là không bao giờ có kết thúc sao?”
Vị đệ tử bừng tỉnh hiểu ra đạo ý cao thâm của bậc Thánh nhân: Tranh cãi với người không cùng cảnh giới là việc phí thời gian vô ích.Lão Tử nói: “Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện” (Nghĩa là: người thiện thì không tranh biện, người tranh biện thì không phải thiện). Sự tu dưỡng, trưởng thành trong đời một người thể hiện ở việc làm, không phải ở lời nói, tranh biện. Xưa nay, phàm đã là chân lý thì đâu cần tranh biện?
Tác giả: Ngọc Lê
-
Phụ nữ chỉ cần nhớ 4 điều này cả đời chắc chắn sẽ không khổ dù đã có chồng hay chưa
-
4 thứ trên đời tuyệt đối không được nợ dù là người thân nhất!
-
Vì nợ nhau điều này nên kiếp này các đôi mới tìm thấy nhau và trở thành vợ chồng
-
Khi đàn ông ngoại tình họ nghĩ gì về vợ và bồ?
-
Đàn ông tu 100 kiếp mới lấy được người vợ có đặc điểm này, tha hồ hưởng phúc lộc càng về sau càng phát