Những ai thường hay mắc bệnh van tim?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh van tim là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với những người đã bị mắc bệnh. Vậy những đối tượng nào thường sẽ mắc bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Những ai thường hay mắc bệnh van tim?

Bệnh sa van hai lá (bệnh van tim) là bệnh khá phổ biến. Trong đó, nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, các bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế gây ra bệnh liên quan đến van tim?

Hệ thống van tim là các cấu trúc đảm bảo cho máu lưu chuyển giữa các buồng tim theo một chu trình nhất định. Bình thường các van tim này là các cấu trúc thanh mảnh, mềm mại, cấu tạo bởi các lá van tim, và được cố định bằng các dây chằng, cột cơ. Vì một nguyên nhân nào đó, các lá van này mất đi độ mềm mại, thanh mảnh, bị dầy lên, dính vào nhau, hoặc vôi hóa (như trong bệnh van tim do thấp) hoặc các dây chằng cố định van tim bị sa xuống, đứt (như trong nhồi máu cơ tim) làm cho các van này không hoạt động được bình thường dẫn đến các bệnh lý van tim.

Khi các van tim trở nên dày và cứng hoặc dính các mép van làm hạn chế khả năng mở của van tim, gây cản trở dòng máu, hiện tượng này gọi là hẹp van tim.

Khi các van tim đóng lại không kín do giãn vòng van, thoái hoá, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài… làm cho dòng máu có thể trào ngược lại trong thời kỳ đóng van gây ra hiện tượng này gọi là hở van tim.

Các tổn thương trên có thể gặp ở tất cả các van tim, có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải. Các tổn thương van tim (hẹp hoặc/và hở van) đều có thể gây ra các rối loạn huyết động (tức là rối loạn lưu chuyển máu) và dẫn đến hậu quả bệnh lý từ mức độ nhẹ đến nặng.

Bệnh van tim được chẩn đoán như thế nào?

Nếu người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ bệnh van tim, bác sỹ sẽ bắt đầu chẩn đoán bằng cách nghe tim với ống nghe để phát hiện nhịp tim bất thường có liên quan đến vấn đề về van tim. Bên cạnh đó, bác sỹ sẽ nghe tiếng phổi và kiểm tra cơ thể bệnh nhân để xem có dấu hiệu ứ trệ dịch hay không.

Một số xét nghiệm khác được dùng để chẩn đoán bệnh van tim bao gồm:

- Điện tâm đồ (ECG) cho thấy hoạt động điện của tim, giúp phát hiện nhịp tim bất thường

- Siêu âm tim cho thấy hình ảnh của các buồng tim và van tim

- Thông tim cho thấy hình ảnh rõ nét của tim và mạch máu, giúp bác sỹ xác định loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh van tim.

- Chụp X-quang giúp xác định chứng tim to (enlarged heart)

- Chụp cộng hưởng từ tim (MRI) cung cấp hình ảnh chi tiết của tim, giúp chẩn đoán bệnh van tim và xác định hướng điều trị tốt nhất đối với tình trạng của bệnh nhân.

- Thử nghiệm gắng sức (Stress test) để xác định các triệu chứng của người bệnh khi hoạt động gắng sức, điều này giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh van tim.

Tác giả:

Tin nên đọc