Những bộ phận của con vịt không được giữ lại, mới có thể khử sạch mùi hôi hiệu quả

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là những bộ phận của con vịt không được giữ lại, mới có thể khử sạch mùi hôi hiệu quả, đảm bảo hương vị khi chế biến.

1. Máu thừa của vịt:

Muốn loại bỏ mùi tanh của vịt hiệu quả, trước tiên ta cần hiểu tại sao thịt vịt lại có mùi tanh. Nguyên nhân vịt bị hôi là do máu thừa bên trong thịt vịt. Vì vậy, để khử sạch mùi hôi của vịt hiệu quả, bạn cần phải xử lý sạch sẽ máu thừa của vịt. 

Khi mổ vịt, hãy để người mổ cắt tiết cho vịt ra càng nhiều tiết càng tốt. Sau đó, nhanh chóng đưa vịt về sơ chế, rửa lại nhiều lần với nước để vịt thải ra tiếp phần máu thừa còn đọng lại bên trong vịt, mới có thể giảm được mùi tanh của vịt, giúp quá trình nấu nướng trở nên đơn giản, hương vị hấp dẫn. 

2. Lông vịt:

Để vịt không bị hôi, trước khi chế biến chị em cần phải làm thật sạch lông vịt. Bạn có thể làm sạch lông vịt theo cách sau, vò nhỏ là đu đủ, cho vào nồi nước đun sôi. Vịt sau khi cắt tiết nhúng qua nước lạnh để lông da ướt đều, sau đó vớt ra, rưới rượu trắng lên mình vịt, để nguyên trong vòng 10 phút. Nhúng vịt vào nồi nước đu đủ, cách này giúp bạn nhổ lông vịt nhanh chóng, hiệu quả, không sót một sợi lông tơ nào. 

3. Phao câu:

Một trong những nguyên nhân khiến vịt bị hôi chính là phao câu. Phao câu là vị trí tập trung tuyến nhờ của vịt nói riêng và gia cầm nói chung. Thế nên hãy lấy hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt để tránh mùi hôi tiết ra khi luộc (cắt phần túi dầu ở phao câu vịt). Bên cạnh đó vịt còn có 2 sợi dây mạch dọc cổ, tốt nhất nên cắt bỏ.

Tác giả:

Tin nên đọc