Nhóm đối tượng trẻ nhỏ dễ bị thiếu sắt
- Trẻ sinh non (sinh thiếu từ 3 tuần trở lên), trẻ sinh nhẹ cân. Trẻ sinh ra có đủ các nguồn sắt dự trữ trong thời gian dài, có thể kéo dài đến 6 tháng. Tuy nhiên, đối với trẻ sinh hơn hoặc nhẹ cân, nguồn dự trữ sắt chỉ có thể kéo dài trong 2 tháng, khiến chúng dễ bị thiếu chất sắt hơn.
- Trẻ được 180 ngày tuổi mà chưa ăn dặm. Trẻ ngoài 6 tháng tuổi đòi hỏi nguồn dưỡng chất lớn hơn để phục vụ cho việc phát triển của cơ thể. Do đó, bú sữa mẹ hoàn toàn sau 6 tháng là không thích hợp. Trẻ cần được cho tập ăn dặm để bổ sung thêm dinh dưỡng từ các loại thức ăn khác.
- Trẻ chỉ uống sữa bò: Sữa bò có ít chất sắt và cũng có thể gây cản trở khả năng hấp thụ sắt từ các nguồn thực phẩm khác.
Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ nhỏ
Trong nhiều trường hợp, thiếu sắt không có biểu hiện rõ ràng, khó nhận biết. Trẻ thiếu máu thiếu sắt thường xanh xao (rõ nhất ở lòng bàn tay bàn chân, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt nhợt nhạt). Trẻ thường chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch.
Các trường hợp thiếu máu nặng có thể dẫn tới các triệu chứng sau: hoa mắt chóng mặt, khó thở, sút cân, rối loạn tiêu hóa... Thiếu sắt ở trẻ em cũng gây ra một tình trạng rối loạn hành vi được gọi là "pica", trong đó trẻ ăn các chất kỳ lạ, chẳng hạn như chất bẩn.
Thiếu sắt ở trẻ em gây ra biến chứng nguy hiểm
Trẻ chậm tăng cân
70% lượng sắt cơ thể hấp thu sẽ kết hợp protein tạo hemoglobin, đảm nhận vai trò vận chuyển oxy đến tổ chức của hồng cầu.
Khi thiếu sắt, thiếu máu, thể trạng sẽ suy yếu. Ngoài ra, việc thiếu sắt còn làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến trẻ dễ bị ốm.
Trẻ dưới 1 tuổi vẫn bú mẹ tốt mà không tăng cân thì cha mẹ nên nghĩ đến trường hợp con bị thiếu máu và đưa đi khám.
Giảm chức năng, hiệu quả cơ bắp
Khi thiếu sắt, cơ lực và tính đàn hồi của cơ giảm rõ rệt, dẫn tới giảm hồi phục co cơ, gây ra tình trạng mỏi cơ. Trẻ thiếu sắt, thiếu máu sẽ dễ bị mệt mỏi, yếu ớt, chậm phát triển vận động.
Suy giảm chức năng nhận thức
Thiếu sắt sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy lên não.
Ngoài ra, sắt tham gia cấu tạo neuron thần kinh mới, cũng như tham gia vào quá trình dẫn truyền các xynap thần kinh.
Những trẻ thiếu sắt sẽ có nguy cơ chậm phát triển tinh thần, làm suy giảm khả năng học tập khi lớn lên.
Ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý, tinh thần
Trẻ bị thiếu sắt dễ rơi vào trạng thái tinh thần bất an, mệt mỏi, cáu gắt.
Tăng nguy cơ ngộ độc
Thiếu sắt sẽ tăng hấp thu chì trong đường ruột. Do đó, nguy cơ dễ ngộ độc chì ở người thiếu sắt cao hơn những người bình thường. Ngộ độc chì dẫn tới tổn thương thần kinh khó hồi phục.
Tác giả: