Những điều cần lưu ý khi ăn thịt gà dịp Tết không phải ai cũng biết

( PHUNUTODAY ) - Thịt gà là món ăn phổ biến và được nhiều người yêu thích trong những bữa cơm gia đình, đặc biệt trong ngày Tết, vậy phải lưu ý điều gì khi ăn và bảo quản thịt gà?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà là một loại thực phẩm chất lượng cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với cơ thể con người, dễ hấp thu và tiêu hóa như chất béo, các chất albumin, các vitamin A, B1, B2, C, E.

Trong Đông y thịt gà vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Thịt gà rất bổ dưỡng, thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu rắt, bệnh đái tháo đường.

Thịt gà là món ăn phổ biến của người Châu Á, đặc biệt là vào dịp lễ tết. Dù hoàn cảnh gia đình như thế nào, dù là người sống ở thành phố hay nông thôn, mâm cỗ ngày Tết cũng sẽ được ưu tiên chọn lựa món gà.

Dù là món ăn quen thuộc, nhưng nhiều người vẫn còn không ít băn khoăn, liệu nên ăn thịt gà thế nào để tốt nhất cho sức khỏe? Điều gì cần lưu ý khi ăn gà?

Không nên ăn thịt gà cũng tỏi, rau cải và hành sống

Ăn thịt gà không nên ăn chung với tỏi, rau cải và hành sống vì thịt gà tính cam ôn, trong khi tỏi cực nóng và hành lại tính hàn nó có thể tác động làm rối loạn tiêu hóa, sinh ra các triệu chứng đau bụng, kiết lỵ. Mặc dù về hương vị, tỏi và hành lá cũng thường được kết hợp cùng gà nhưng cũng cần hạn chế ăn nhiều.

Không nên ăn da, cổ gà

Mặc dù có một số người “nghiện” da gà, nhưng thực chất da gà không hề có lợi cho sức khỏe. Da gà chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cao. Hơn nữa, đây còn là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là da ở khu vực cổ, bởi một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da cổ gà, chứa nhiều độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn sót lại.

Nhất là khi làm món gà quay, cholesterol có trong da gà sẽ bị oxy hóa, sinh ra các hợp chất nguy hại đối với sức khỏe. Thậm chí, nếu nhiệt độ quá cao còn tạo ra chất gây ung thư.

Không ăn thịt gà với cơm nếp, cá chép hay tôm

Cơm nếp có vị ngọt, tính ấm, khi kết hợp với thịt gà dễ sinh ra bệnh sán dây. Do vậy, chúng ta nên hạn chế ăn hai món ăn này cùng lúc.

Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung, khi bị nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi.

Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sẽ dễ bị mẩn ngứa trên da.

Chế biến thịt gà theo cách nào tốt?

Để duy trì và giữ lại được những lợi thế của chất béo thấp, tốt nhất nên chọn những phương pháp nấu ăn đơn giản nhất giúp gà giữ nguyên vẻ tươi ngon. Chẳng hạn như luộc, hấp, nấu canh suông.

Ngược lại, gà chế biến kiểu chiên giòn, thịt gà cay, gà rán hay các cách chế biến phức tạp khác, không chỉ là mất chất dinh dưỡng, lượng calo tương đối cao, mà còn gây ra những bất lợi cho sức khỏe.

Nước luộc gà có thể nên tận dụng làm canh gà bằng cách thêm các loại thảo mộc khác nhau sẽ có tác dụng bổ dưỡng khác nhau.

Ví dụ, thêm gừng tươi, có thể bổ dưỡng cường tinh, giảm bớt cảm lạnh, cải thiện khả năng miễn dịch; thêm kỷ tử có thể giúp tăng cường dương khí, bổ dương, giúp cho dương khí trong cơ thể phát triển, có tác dụng phòng chống lạnh.

Thêm nhân sâm, đảng sâm, có thể điều trị chứng suy nhược lá lách, phổi, khó thở, đánh trống ngực, tăng cường tạo máu, có tác dụng cải thiện chức năng dạ dày cho người hay bị lạnh bụng;

Nếu thêm hoàng kỳ, có thể bổ khí giảm hư yếu, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Làm thế nào để chọn mua gà đúng chuẩn?

Theo Phó Giáo sư Lý Hưng Dân, Viện Khoa học Thực phẩm dinh dưỡng và Kỹ thuật, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, con gà tươi sống sau khi cắt tiết làm thịt, màu sắc của gà sẽ trở thành màu trắng. Nếu thịt gà sau khi làm thịt mà chuyển sang hơi hướng màu đỏ hoặc đen thì là gà bệnh hoặc gà đã chết trước khi giết thịt.

Vì vậy, kinh nghiệm mua gà là hãy chọn những con có phần thịt màu trắng. Có một số cách khác để nhận biết gà có ngon hay không, nên dùng tay sờ vào thịt gà. Nếu mặt ngoài của thịt gà hơi khô ráo, không có cảm giác dính, dùng ngón tay đè mạnh xuống mà thịt gà lập tức đàn hồi trở lại, không có mùi lạ, thì có thể xem là thịt còn đang tươi mới.

Ngoài ra, nên kiểm tra ở phần dưới cánh gà xem có bị tiêm nước hay không. Nếu phát hiện thấy ở dưới cánh gà có dấu kim tiêm màu đỏ, chứng tỏ gà đã bị tiêm nước để làm tăng trọng lượng. Dùng ngón tay ấn vào lớp da gà, nếu có cảm giác trơn ở bên trong, thì hiểu rằng gà đã bị tiêm mọng nước, tích nước dưới da.

Bảo quản gà trong dịp Tết

- Thịt gà tươi sống đã được giết mổ khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước và chia nhỏ thành từng bữa khi cho những thực phẩm này vào hộp, túi nion, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá. Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng. Sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết.

- Với gà đã nấu chín cần để nguội hẳn rồi đậy kín và cất vào tủ lạnh. Các món ăn chế biến từ gà nên nấu đủ ăn 2- 3 bữa, không nên nấu đi nấu lại nhiều lần.

Những người không nên ăn thịt gà

– Người đang có vết thương hở, mới xăm mình không nên ăn gà bởi có thể gây sẹo lồi, hoặc gây sậm màu da mới về sau.

– Bệnh nhân xơ gan, có dấu hiệu về gan nên hạn chế ăn gà. Do thịt gà tính nóng có thể khiến giảm nhiệt ở gan, làm bệnh tình ngày càng nặng.

– Bị viêm khớp, các chứng bệnh về khớp cũng không nên ăn thịt gà, thuốc kháng viêm có thể gây ra phản ứng không tốt đối với thịt gà.

– Ăn thịt gà không tốt cho người bị sỏi thận, protein trong thịt gà sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi trong thận.

– Người cao huyết áp không nên ăn nhiều thịt gà do có chứa một lượng lớn chất béo gây bão hòa, tạo ra nhiều tác hại đến sức khỏe và tăng cao huyết áp hơn.

Tác giả:

Tin nên đọc