Những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

( PHUNUTODAY ) - Đây là căn bệnh ác tính phổ biến nhất chiếm 90% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết. Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh này tuy nhiên nữ giới ngoài 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn cả.

 

 

Đối tượng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

Hiện nay, chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, rõ ràng ung thư tuyến giáp không lây truyền từ người này sang người khác.

Có một số yếu tố nguy cơ dễ phát sinh ung thư tuyến giáp hơn những người khác. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát sinh ung thư tuyến giáp bao gồm:

-      Hệ miễn dịch bị rối loạn.

Hệ miễn dịch rối loạn được coi là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh k giáp. Vì khi chức năng này bị suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn có hại tấn công vào mọi cơ quan trong cơ thể trong đó có tuyến giáp.

-      Thiếu hàm lượng I ốt.

Chế độ ăn uống không cung cấp đủhàm lượng iot cho cơ thể cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh k giáp. Các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc khảo sát về hàm lượng i ốt trong cơ thể đối với những người dân sống ở vùng núi và vùng biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người sống ở miền núi có nguy cơ mắc bệnh k giáp cao hơn rất nhiều so với những người dân sống ở vùng biển.

-       Phơi nhiễm bức xạ.

Phơi nhiễm bức xạ không chỉ là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tuyến giáp mà nó còn là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh và các bệnh ung thư nguy hiểm. Ban đầu, người bệnh sẽ không nhận thấy luôn những tác động xấu của tia bức xạ, mà phải đến nhiều năm sau các tác đống xấu đó mới rõ ràng. Việc chụp X-Quang, CT cắt lớp, siêu âm thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc k giáp. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các tia phóng xạ do đó cha mẹ nên hạn chế việc cho con mình tiếp xúc với các nguồn phóng xạ trên để đảm bảo sức khỏe và tránh nguy cơ mắc các bệnh lí nguy hiểm tới tính mạng.

- Xạ trị

Những người phơi nhiễm với các mức cao của tia xạ dễ bị phát sinh ung thư tuyến giáp nhú hoặc nang hơn người khác.  Các nguồn của nhiễm xạ là điều trị bằng tia X, bụi phóng xạ (bụi từ các vụ nổ hạt nhân, vụ thử vũ khí hạt nhân, tai nạn nhà máy điện nguyên tử…).

- Lịch sử gia đình

Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy có thể gây nên  do một biến đổi hoặc tổn hại trong một gen gọi là RET. Gen RET bị tổn hại có thể được truyền từ bố mẹ cho con. Hầu hết những người mang gen này bị tổn hại sẽ phát sinh ung thư tuyến giáp thể tủy.

Ngoài ra, một số nhỏ người có lịch sử gia đình mắc bệnh bướu giáp hoặc một số polyp tiền ung thư ở đại tràng có nguy cơ phát sinh ung thư tuyến giáp thể tủy.

- Tuổi

Hầu hết các bệnh nhân ung thư tuyến giáp ở tuổi trên 40. Những người với ung thư tuyến giáp mất biệt hóa thường trên 65 tuổi.

- Những người bị nhiễm phóng xạ

Những người bị nhiễm phóng xạ hoặc chiếu tia xạ để điều trị các bệnh thuộc vùng đầu và cổ hoặc đối với trẻ nhỏ thì nguy cơ ung thư tuyến giáp cao hơn. Ung thư có thể phát triển sau 5 năm bị nhiễm phóng xạ hoặc có thể sau 20 năm.

- Những người có bướu giáp (tuyến giáp giãn rộng)

Những người có bướu giáp hoặc gia đình có tiền sử bệnh về tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Tuy nhiên, nhiều người có các yếu tố nguy cơ đã biết không bị ung thư tuyến giáp và ngược lại, nhiều người mắc ung thư tuyến giáp nhưng không có bất kỳ yếu tố nào trong các yếu tố nguy cơ trên.

Tác giả:

Tin nên đọc