Lê
Lê thường chín ngay trên cây, bạn có thể phát hiện lê chín từ mùi quả. Hãy chọn quả ngon nhất và cất trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 5 ngày.
Cũng giống như táo, nước chanh có thể giúp ngăn ngừa màu nâu của trái lê khi cắt ra.
Loại quả này chứa một carbohydrate phức hợp gọi là pectin, hoạt động như một chất khử độc, chất điều tiết đường tiêu hóa và kích thích hệ miễn dịch. Lê kích thích quá trình tiêu hóa, giảm cholesterol và điều hoà lượng đường trong cơ thể.
Quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic… đều có tác dụng phòng chống ung thư nhất định.
Do lê có tính hàn nên người bị bệnh đau lạnh bụng, đi lỏng không nên dùng.
Nho
Các loại nho thường có hương vị tốt nhất vào mùa thu. Nho là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin K, vitamin C, chất chống oxy hoá và resveratrol, một hợp chất chống viêm giữ cho làn da của bạn luôn trẻ trung.
Nho có chất flavonoid đặc biệt có tên là resveratrol (phytochemical), có khả năng chống oxy hóa mạnh và chống viêm. Nho được biết đến là một trong những loại trái cây tốt nhất để chống lại ung thư. Không chỉ có khả năng ngăn ngừa các tổn thương tế bào ung thư mà còn làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư ở ruột kết, dạ dày, bạch huyết, gan và các tế bào vú.
Bảo quản nho trong tủ lạnh tối đa một tuần, và nhớ rửa sạch chúng trước khi ăn.
Cam
Những loại trái cây họ cam quýt giàu vitamin và chất xơ. Sự kết hợp của các thành phần này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư. Đặc biệt, cam còn được biết đến là loại trái cây có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư gan.
Lựu
Giàu tannin, lựu là loại trái cây tuyệt vời có tác dụng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, lựu còn được biết đến với khả năng làm giảm nguy cơ ung thư máu.
Cà chua
Chứa lycopene và các thành phần chống ung thư khác, cà chua có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.
Tác giả: