Những đối tượng không phải đóng BHXH được nhận tiền tương đương
Luật bảo hiểm xã hội và Bộ luật lao động đều có nhắc tới các trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và không.
Nếu người lao động không phải diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người người lao động được nhận khoản tiền tương đương với mức đóng Bảo hiểm xã hội.Theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nếu thuộc đối tượng tham gia.
Bộ Luật lao động 2019 quy định trường hợp người lao động không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia thì khi đi làm việc, quyền lợi được giải quyết như sau:
- Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ được doanh nghiệp thanh toán thêm một khoản tiền tương đương với tiền mà doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm cho người lao động.
Còn Quyết định 595 năm 2017 của BHXH Việt Nam, những người lao động sau được nhận tiền thay cho việc đóng bảo hiểm xã gồm:
- Người giúp việc gia đình; người lao động đi làm nhưng đang hưởng lương hưu hàng tháng; người lao động đi làm nhưng đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người lao động đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người lao động là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.
Mức tiền doanh nghiệp trả tiền đóng BHXH cho người lao động
Nếu người lao động không thuộc đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì khi đi làm, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định hiện hành, hàng tháng, người sử dụng lao động sẽ phải trích đóng Bảo hiểm xã hội với các tỷ lệ nhất định (21,5% hoặc 21,3%) của tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong đó, hưu trí - tử tuất là 14%; ốm đau, thai sản là 3%; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 0,5% hoặc 0,3%; bảo hiểm thất nghiệp 1% và bảo hiểm y tế 3%.
Do đó nếu người lao động không thuộc diện đóng bảo hiểm bắt buộc thì khi đi làm, ngoài tiền lương, sẽ được nhận thêm số tiền thay cho đóng BHXH bằng 21,5% hoặc 21,3% nhân với tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Tự thỏa thuận nhận tiền thay cho đóng Bảo hiểm xã hội sẽ phạt nặng
Những đối tượng là người lao động không phải tham gia đóng BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động phải trả thêm khoản tiền tương đương.
Nhưng nếu các đối tượng không thuộc các trường hợp quy định ở trên mà lại thỏa thuận với người sử dụng lao động để nhận tiền thay vì đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cả người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
- Người lao động bị phạt 500.000 đến 1 triệu đồng, người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 12% - 15% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Tác giả: An Nhiên
-
Con trai ra ở riêng có quyền yêu cầu cha mẹ chia đất không?
-
Công an khuyến cáo người dân nhận được tiền chuyển nhầm phải làm ngay việc này tránh bị lừa đảo
-
Loại cỏ dại đầy đường, nông dân khổ vì nhổ bỏ mà cứ mọc nay lên đời thành rau và trà đặc sản
-
Từ 1/1/2025: 5 trường hợp đất không giấy tờ không được cấp Sổ đỏ
-
Sửa bill chuyển khoản để "phông bạt" trong từ thiện bão lũ có thể bị xử phạt nặng