Mít là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và phổ biến ở Việt Nam.
Ăn mít mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ăn mít. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số người không nên ăn mít.
Người mắc bệnh tiểu đường: Theo đông y, mít có thể làm tăng lượng đường trong máu do chứa nhiều đường fructose và glucose. Vì vậy, người bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều mít. Khi ăn, cần theo dõi sát sao lượng đường trong máu và điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị nếu cần.
Người có cơ địa nóng trong: Theo đông y, mít chứa nhiều đường, làm tăng quá trình chuyển hóa trong cơ thể và có thể gây nóng trong, khó chịu. Đối với những người có cơ địa nóng trong, ăn mít có thể dẫn đến mẩn ngứa, mụn nhọt.
Người sức khỏe yếu: Khi cơ thể đang suy nhược, ăn nhiều mít có thể gây đầy bụng, khó chịu, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn và tăng nguy cơ cao huyết áp. Vì vậy, những người đang mệt mỏi nên hạn chế ăn loại quả này.
Khi ăn mít, mọi người cần lưu ý thời điểm ăn. Tránh ăn mít lúc đói để không bị đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, nên hạn chế ăn mít vào buổi tối vì hàm lượng chất xơ cao trong mít sẽ gây khó tiêu, khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Người bị suy thận: Bệnh nhân suy thận mạn cần tránh các loại thực phẩm giàu kali như mít. Kali có thể tích tụ trong cơ thể người suy thận, dẫn đến tăng kali máu, một tình trạng nguy hiểm có thể gây ngừng tim đột ngột. Do đó, người bị suy thận mạn tính không nên ăn mít. Ngoài ra, họ cũng cần kiêng nhiều loại trái cây khác như măng cụt và chuối.
Tác giả: M