1. Không mắc các bệnh tình d.ục nếu quan hệ bằng miệng?
Hoàn toàn sai lầm. Quan hệ bằng miệng thường không có biện pháp bảo vệ nào. Dù chỉ có bạn hay đối tác thực hiện điều này thì cả hai đều có rủi ro mắc các bệnh về tình d.ục (STD). Nếu quan hệ tình d.ục bằng miệng với đàn ông thì nguy cơ lây bệnh chỉ khi trong miệng đối phương có vết xước, trầy có thể bị gây ra bởi cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa trước khi làm “chuyện yêu”. Quan hệ bằng miệng với nữ có thể tăng rủi ro mắc STD nếu họ vẫn còn kinh nguyệt hoặc nhiễm STD nào khác ngoài HIV và nếu đối tác của họ cũng có vết thương trong miệng.
Bao cao su là phương pháp duy nhất vừa giúp tránh thai vừa giúp phòng chống STD...
2. Không thể mang thai khi đã qua ngày rụng trứng
Bác sĩ sản khoa Gillian Lockwood, giám đốc y khoa của Tổ chức Midlands Fertility Services (Anh) cho rằng, không có khoảng thời gian nào mà phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 50 không thể mang thai.
Thực tế, thời điểm lý tưởng nhất để thụ thai có thể xảy ra rất ngắn trong khoảng 3-4 ngày tính từ ngày thứ 18 hoặc 19 của chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, nếu chất lượng trứng tốt thì vẫn có thể sống trong khoảng 4-5 ngày, và nếu tinh trùng khỏe mạnh vẫn có thể tồn tại được 4 ngày.
"Nhiều phụ nữ tin rằng, đến cuối chu kỳ sẽ khó thụ thai hơn và có thể quan hệ tình dục thoải mái trong giai đoạn này mà không cần biện pháp tránh thai. Nhưng họ đã lầm, họ vẫn có thể mang thai như thường", bác sĩ Gillian khuyến cáo.
3. Những người đau lưng nên tránh quan hệ tình dục
Kết quả điều tra ở những người đã từng bị đau lưng kinh niên trong 4-5 năm cho thấy, 84% nam giới và 73% phụ nữ gặp vấn đề về xương sống có thể cải thiện đáng kể tình trạng này sau khi quan hệ tình dục.
Theo 1 nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm ngoái trên tạp chí Spine, một số tư thế có thể khiến việc "yêu" trở nên đỡ đau hơn đối với người bệnh - tùy thuộc vào loại đau lưng.
Với những phụ nữ bị đau lưng dưới, họ nên chọn tư thế cong lưng hoặc nằm sấp sẽ cảm thấy ít đau hơn ở tư thế nằm ngửa vì nó giữ cho cột sống được trung lập, làm giảm bớt sự đau đớn và nguy cơ bị thương có thể xảy ra.
Còn với nam giới, tư thế “doggy” là tốt nhất. "Bằng cách quỳ gối giúp làm giảm tối đa cơn đau trong khi yêu", theo khuyến cáo của nhà vật lý trị liệu Tim Allardyce của trung tâm Surrey Physio.
4. "Xuất binh" ngoài, phụ nữ vừa tránh thai vừa an toàn về STD?
Hoàn toàn sai lầm. Tốt hơn hết là bạn nên sử dụng các biện pháp phòng tránh. Việc "xuất binh" ngoài không phòng tránh được HIV cũng như STD khác. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh STD không phụ thuộc vào việc "xuất binh". Phương pháp này cũng ít có hiệu quả ngừa thai như dùng bao cao su, thuốc tránh thai... "Xuất binh" ngoài chỉ mang lại hiệu quả ngừa thai khi đối tác phải biết cách thực hiện thật chính xác. Tuy nhiên vẫn có rủi ro bởi theo thống kê mới nhất, có 4 trong số 100 phụ nữ mang thai mỗi năm khi quan hệ với đối tác thực hiện việc "xuất binh" ngoài một cách chính xác.
5. Sử dụng các biện pháp tránh thai không phải lo lắng mắc STD?
Điều này là sai nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai chỉ có hiệu quả ngừa thai nhưng không bảo vệ được cơ thể trước các STD. Bao cao su là phương pháp duy nhất vừa giúp tránh thai vừa giúp phòng chống STD.
Clo có trong nước hồ bơi không phải là bao cao su cũng như không có khả năng diệt được "tinh binh"...
6. "Yêu" dưới hồ bơi, bồn tắm nước nóng hoặc tắm rửa sạch sau khi làm "chuyện ấy" sẽ ngăn được STD và tránh thai?
Đây là quan điểm sai lầm phổ biến bởi nhiều người cho rằng chất khử trùng clo có trong hồ bơi có thể tiêu diệt vi khuẩn gây STD. Clo không phải là bao cao su cũng như không có khả năng diệt được "tinh binh". Nếu đối tác muốn “yêu” trong hồ bơi hoặc bồn tắm nước nóng thì bạn có thể mất đi khả năng phòng tránh STD và mang thai ngoài ý muốn bởi nhựa của bao cao su sẽ bị phân hủy khi gặp nước nóng.
7. Quan hệ tình dục có thể gây chuyển dạ sớm
Về mặt lý thuyết, tình dục có thể gây chuyển dạ nhưng với điều kiện cổ tử cung đã sẵn sàng do tinh dịch chứa hormone prostaglandins (có nguồn gốc từ tuyến tiền liệt) có thể làm mềm và kích thích co tử cung, theo bác sĩ sản khoa Gabrielle Downey giải thích.
Các dạng tổng hợp của loại hormone này được sử dụng trong y học để gây chuyển dạ, đó là lý do tại sao về mặt lý thuyết, tình dục có thể đẩy nhanh chuyển dạ. Nhưng là chỉ khi bạn đến ngày lâm bồn.
"Cổ tử cung của bạn đã gần như sẵn sàng cho việc sinh con và việc tiếp xúc với prostaglandin càng khiến bạn dễ sinh sớm hơn. Nếu cổ tử cung của bạn chưa sẵn sàng, “chuyện ấy” vào tuần thứ 20 cũng sẽ không gây chuyển dạ sớm", tiến sĩ Downey nói.
Nếu thai phụ đang mang bầu cặp song sinh trở lên hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng và sinh non cao thì nên tránh quan hệ tình dục trong 1 phần hay toàn bộ thai kỳ.
8. Bạn sẽ bị nhiễm herpes khi nhìn thấy biểu hiện của vi rút này trên cơ thể đối tác?
Đây là quan điểm sai hoàn toàn. Hầu hết mọi người có rất ít hoặc thậm chí không có bất kỳ triệu chứng nào khi bị nhiễm herpes - loại vi rút nguy hiểm gây nên ung thư cổ tử cung và sống vĩnh viễn trong cơ thể người bị nhiễm. Đa số những người bị nhiễm herpes đều không biết điều này. Tuy nhiên, các triệu chứng như ngứa hoặc cảm giác nóng rát ở bộ phận sinh d.ục hoặc vùng hậu môn, sưng hạch hoặc tiết dịch "cô bé" có thể kéo dài từ hai đến ba tuần. Loại vi rút này cũng gây nhiễm trùng môi và miệng.
9. Bạn chỉ mắc STD khi tiếp xúc với tinh dịch?
Mặc dù tinh dịch và máu có thể lây STD nhưng một số yếu tố khác như vi rút herpes hoặc bệnh giang mai đều có thể lây nhiễm khi chỉ tiếp xúc qua da. Nếu bạn bị nhiễm vi rút herpes có thể nhìn thấy được triệu chứng thì có khả năng lây nhiễm cho đối phương nếu tiếp xúc qua da họ ở vùng miệng, cổ họng, vết xước hoặc chỗ phát ban.
10. Quan hệ đồng tính nữ không cần biện pháp phòng ngừa?
Hoàn toàn sai lầm. Hai người phụ nữ làm "chuyện ấy" với nhau rất hiếm bị nhiễm HIV nhưng nguy cơ lây nhiễm sẽ cao nếu một trong hai đã mắc phải HIV. Theo thông tin từ Womanshealth, điều này có thể xảy ra khi các mô mềm như miệng tiếp xúc với dịch "cô bé" hoặc máu kinh nguyệt của người phụ nữ bị nhiễm HIV. Thế nên, phụ nữ vẫn có thể mắc STD khi quan hệ đồng giới.
Tác giả: