Những sai lầm khi cho trẻ uống thuốc khiến bệnh càng thêm nặng, thậm chí kháng kháng sinh, nhiều mẹ mắc phải

( PHUNUTODAY ) - Hiện nay có một thực trạng rất đáng lo ngại đó là việc các mẹ khi thấy con ốm, thay vì đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa lại tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng hay sử dụng lại đơn thuốc cũ mà bác sĩ đã kê trong lần khám trước.

Mùa hè với điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, trẻ rất dễ bị ốm với các bệnh thường gặp như viêm phổi, viêm họng, sốt virus,… Khi trẻ bị ốm, các mẹ thường rất lo lắng và tìm mọi cách để điều trị cho con, nhưng việc nhiều người tự ý điều trị vô tình khiến bệnh của con càng trầm trọng hơn.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, những sai lầm kinh điển khi các phụ huynh chăm con bị ốm đó là: tùy tiện cho trẻ dùng thuốc, nhồi nhét trẻ ăn uống và kiêm khem cho trẻ quá mức,…

Theo chia sẻ của vị chuyên gia này, hiện nay có một thực trạng rất đáng lo ngại đó là việc các mẹ khi thấy con ốm, thay vì đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa lại tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng hay sử dụng lại đơn thuốc cũ mà bác sĩ đã kê trong lần khám trước khi thấy con có triệu chứng giống hoặc gần giống bệnh cũ.

Với việc làm này, đã có không ít trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng co giật, cứng cơ toàn thân chỉ vì thói quen dùng thuốc tùy tiện của các bậc phụ huynh.

Ngoài ra, việc các bà mẹ bao bọc và kiêng khem con quá mức khi bị ốm cũng có thể khiến bệnh nặng thêm. Điển hình như việc kiêng tắm cho trẻ khi bị ốm, hoặc ủ trẻ quá kỹ khi bị sốt.

Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm khiến trẻ càng lâu khỏi bệnh bởi khi bị sốt, thân nhiệt trẻ đang tăng cao, do đó việc ủ ấm sẽ khiến thân nhiệt trẻ càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật.

“Khi trẻ bị sốt, cần phải được mặc quần áo thoáng mát để có thể hạ sốt. Còn trong trường hợp nếu trẻ ốm bệnh nhưng không mắc bệnh ngoài da, các bác sĩ cũng khẳng định trẻ hoàn toàn có thể tắm bình thường, tuy nhiên mẹ cần chú ý tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió và ủ ấm ngay sau khi tắm xong”, PGS Dũng khuyến cáo.

Đừng vội vàng dùng thuốc khi trẻ bị ốm

PGS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, khi trẻ bị ốm cần phải theo dõi triệu chứng của trẻ và tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh để được bác sĩ thăm khám, từ đó có những tư vấn và chỉ định điều trị.

Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, cách tốt nhất để nâng cao sức đề kháng cho trẻ đó là bổ sung vitamin và khoáng chất. Trong đó, bổ sung vitamin C là cực kỳ quan trọng. “Một sai lầm nữa mà nhiều mẹ đang mắc phải đó là nghĩ loại vitamin C nào cũng giống và tốt như nhau. Thực tế không phải vậy, nguồn vitamin C tồn tại dưới hai dạng: tự nhiên và tổng hợp.

Trong đó, vitamin C tổng hợp như viên ngậm, siro,… lại bị nhược điểm lớn là có tính axit, không tốt cho hệ tiêu hóa, hấp thu chậm, đào thải nhanh, dễ bị oxy hóa, chưa kể đến nếu để lâu sẽ bị phân hủy và tạo thành acid oxalic – là chất gây sỏi đường tiết niệu”, PGS Dũng cảnh báo.

Từ những cảnh báo trên, PGS Dũng khuyên các mẹ nên bổ sung vitamin nói chung và vitamin C nói riêng cho trẻ từ các nguồn rau, quả tự nhiên. “Trong rau quả tự nhiên như: cam (100g có chứa 53,2mg vitamin C), dứa (100g có chứa 53,2mg vitamin C), xoài (100g có chứa 36,4mg vitamin C), cherry (100g có chứa 1677,6mg vitamin C).

Ưu điểm vượt trội của vitamin tự nhiên từ rau quả là tồn tại dưới dạng phức hợp với các pectin và flavonoid - những hợp chất vừa có tác dụng bảo vệ, vừa ổn định được hoạt tính của vitamin C khỏi bị oxy hóa, giúp vitamin C hấp thu tốt hơn và được dự trữ lâu hơn trong cơ thể.

Ngoài ra, vitamin C tự nhiên có độ pH trung tính nên rất an toàn với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Do vậy mẹ nên lựa chọn vitamin C tự nhiên để tăng sức đề kháng cho trẻ thay vì loại vitamin C tổng hợp với nhiều rủi ro cho cơ thể”, PGS Dũng chia sẻ.

Nói không với những cách cho trẻ uống thuốc sau đây mà các bà mẹ hay mắc phải

Hầu hết các ông bố bà mẹ đều mắc phải các lỗi nghiêm trọng trong việc cho trẻ uống thuốc. Sau đây là một số hướng dẫn gợi ý các bố mẹ nên lưu ý:

– Không tự ý dùng thuốc cho trẻ.

– Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc.

– Không sử dụng toa cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống.

– Không bóp mũi trẻ, đè đổ thuốc.

– Không cho trẻ uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười hay đang co giật.

– Không nên cho trẻ uống thuốc lúc bụng đói, nhất là các thuốc giảm đau, kháng viêm như: aspirine, corticoide… để phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày.

Trên đó là những lưu ý mà các bà mẹ ông bố cần phải nắm rõ khi cho trẻ dùng thuốc. Chúc các ông bố bà mẹ thành công trong việc chăm trẻ.!

Tác giả:

Tin nên đọc