Hơn 50% dân số Việt Nam có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đẩy họ vào nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
Chải răng quá mạnh
Bạn thường nghĩ rằng đánh răng càng mạnh càng sạch, thực tế điều đó không hoàn toàn đúng. Bạn chỉ nên sử dụng một lực vừa phải khi chải răng. Nếu dùng lực mạnh, các lông bàn chải bị đè bẹp có thể làm hỏng nướu và men răng của bạn.
Ít vận động
Nghiên cứu cho biết: "Lối sống ít vận động đã dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn. Tập thể dục aerobic với cường độ nhanh dần sẽ giúp sức khỏe được cải thiện. Điều này đặc biệt có lợi đối với những bệnh nhân lớn tuổi và người bị tăng huyết".
Chúng ta đều biết rằng sống năng động sẽ góp phần tạo ra một cuộc sống lành mạnh hơn. Nghiên cứu này còn kết luận rằng một lối sống ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm. Cách phòng và chữa bệnh đơn giản nhất chính là tập thể dục.
Ngồi chéo chân không tốt cho cơ thể
Ngồi chéo chân tưởng chừng như vô hại nhưng điều này gây cản trở lưu thông máu, nguy cơ hình thành cục máu đông và có thể gây các bệnh lý như giãn tĩnh mạch chân, huyết khối, tăng huyết áp…
Uống nhiều nước có gas không tốt cho cơ thể.
Nước có gaz còn gọi soda hay nước ngọt chứa hàm lượng lớn đường fructose và đây là thủ phạm chính gây béo phì, đái đường, bệnh lý tim mạch và các bệnh mãn tính khác. Chỉ dùng một lon soda mỗi ngày có thể khiến bạn tăng 7kg một năm, hơn thế nữa làm tăng nguy cơ mắc đái đường. Ngành công nghiệp nước ngọt đã dần dần tiếp thị soda không chỉ cho người lớn mà đi vào từng gia đình từ người già cho đến trẻ em và thanh thiếu niên!
Uống nhiều cà phê
Thật sự uống cà phê tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng sẽ đưa đến những tổn hại khó lường. Uống hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm tăng 56% nguy cơ tử vong do các bệnh lý liên quan đến việc uống quá nhiều cà phê. Mặc dù nguyên nhân gây tử vong không phải do tiêu thụ quá nhiều cà phê, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng những người uống nhiều cà phê thường có xu hướng hút nhiều thuốc lá và đây là nguyên nhân gây các bệnh lý tim phổi
Làm nhiều việc cùng lúc
Phụ nữ có thể làm nhiều việc cùng một lúc là một quan niệm tồn tại từ lâu nhưng lại không hoàn toàn chính xác. Theo nghiên cứu, chỉ có khoảng 2% dân số thực sự có thể làm điều này một cách hiệu quả. Vì vậy, đừng thử thách bản thân trừ khi bạn hoàn toàn chắc chắn rằng bạn đang ở trong số 2%. Tập trung vào một việc tại một thời điểm sẽ khiến hiệu quả công việc của bạn cải thiện rõ rệt.
Căng thẳng quá mức
Liên tục trong tình trạng căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng một loạt các hoóc-môn gây tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần như lo âu, trầm cảm, các vấn đề dạ dày và tim mạch. Hãy cố gắng tự trấn an bản thân mỗi khi cảm thấy căng thẳng và tìm một cách thích hợp để thư giãn.Chế độ ăn uống không hợp lý không tốt cho cơ thể
Thói quen ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm có nhiều chất bảo quản… là những thói quen gây nhiều nguy hiểm như khi bạn hút thuốc lá, uống rượu-Theo GLOPAN. Điều này gây ra những hệ lụy như đái đường type 2, ung thư, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, thiếu máu…
Lạm dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm những vấn đề về trí nhớ, thay đổi tâm trạng thất thường, kém tập trung và phản ứng chậm. Khi lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ loét và chảy máu các cơ quan trong cơ thể.
Bỏ bữa sáng
Nhiều người không có thói quen hoặc quá bận rộn để ăn sáng trước khi đi làm. Điều này không chỉ khiến họ làm việc kém năng suất mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.
Sử dụng smartphone trước khi đi ngủ
Ánh sáng nhân tạo từ màn hình điện thoại vào ban đêm ngăn chặn sự sản xuất hormone melatonin có nhiệm vụ điều hòa giấc ngủ và sự tỉnh táo. Melatonin trong cơ thể thấp có thể dẫn đến trầm cảm, ung thư, béo phì, bệnh tim và hệ thống miễn dịch suy yếu. Do đó, đi ngủ sớm và để điện thoại xa chiếc giường của mình là cách để bạn bảo vệ và cải thiện sức khỏe.
Đựng đồ ăn trong hộp nhựa
Rất nhiều hộp nhựa được bán trên thị trường hiện này có chứa chất hoá học nhân tạo như phthalate và bisphenol, để tạo độ dẻo. Nếu giữ thực phẩm lâu trong hộp nhựa, các chất này có thể xâm nhập vào. Nếu bạn ăn phải chúng có thể có ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết.
Tác giả: