Sau hôn nhân mọi thứ dường như đã vào “quy củ”, đã là vợ là chồng đôi khi những suy nghĩ ấy đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ, khiến họ không có điều gì cần thay đổi dù là điểm tốt hay điểm xấu và như vậy hoàn toàn sai lầm. Những điều đó đôi khi đã làm rạn nứt hôn nhân.
Quá thụ động trong chuyện yêu
Sự thăng hoa trong đời sống gối chăn một phần nhờ vai trò của người phụ nữ, họ là những “diễn viên, là đạo diễn”, là người giữ lửa cho chuyện yêu mà không cần phải máy móc là Cho-Nhận. Theo Marie Andersen-Nhà Tâm lý học thì khi người phụ nữ quá chủ động trong chuyện yêu chẳng khác gì người đàn ông nghĩ rằng họ đã bị “thiến” và vẫn còn đúng ngay cả thời đại ngày nay.
Theo các chuyên gia thì điều này đến từ trong tư duy, trong suy nghĩ của nam giới. Tuy bây giờ những cặp vợ chồng đã “hiện đại” nhưng dù sao nguồn gốc, cha mẹ họ vẫn còn theo kiểu cũ. Người đàn ông sẽ thất vọng, sẽ thấy bất lực nếu họ không “thống trị” được trong chuyện yêu.
Không nhận biết rằng đã bị tổn thương
Theo nhà Tâm lý học thì không phải ai đúng ai sai mà điều quan trọng là những gì mà cả hai có thể bị tổn thương. Nếu có chăng những lời xin lỗi hay sự tha thứ thì vẫn chưa đủ mà hãy nhìn vào thực tế để sữa chữa những sai lầm, những vụng về trong cuộc sống để từ đó rút ra những bài học bổ ích.
Có những cuộc hẹn với người thân hay bạn bè vào những ngày nghỉ cuối tuần
Đôi khi những yếu tố bên ngoài (bạn bè, cha mẹ, anh chị em…) cũng có thể ảnh hưởng như họ thường hay đến chơi trong những ngày cuối tuần và điều này đã ảnh hưởng đến hòa thuận trong gia đình. Trong trường hợp này sự lựa chọn là gì? Hãy tạo nên sự hài hòa yên ấm trong gia đình là điều ưu tiên!
Dành nhiều thời gian cho các thiết bị công nghệ
Theo các nhà trị liệu thì các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh... đôi khi đã chiếm hết thời gian của cặp vợ chồng. Cuộc sống “kỹ thuật số" vô cùng tác hại cho cuộc sống hôn nhân. Thêm vào đó, điện thoại thông minh đã làm thay đổi sự giao tiếp lẫn nhau vì những tin nhắn không thể hiện được sắc thái của người đối diện.
Sự phát triển của Internet và các thiết bị công nghệ số đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Nhiều gia đình đã tận dụng các thiết bị điện tử thông minh mà quên đi việc duy trì nói chuyện trao đổi mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng, nó giúp các thành viên trong gia đình trở nên gần gũi, gắn bó hơn.
Đặc biệt, nếu việc này thường xuyên diễn ra trong cuộc sống hôn nhân của hai bạn, nó sẽ làm rạn nứt tình cảm. Bởi lúc nào đối phương cũng chăm chăm vào chiếc màn hình điện thoại, thậm chí là ăn, ngủ, nghỉ... cũng không thể rời chiếc điện thoại. Việc này làm ảnh rất lớn đến cuộc sống hôn nhân, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến ly hôn.
Can thiệp vào đời tư của nhau quá nhiều
Tuyệt đối không nên cho rằng, là vợ chồng rồi nên tự cho mình quyền xen vào đời tư như xem trộm điện thoại của nửa kia, hoặc lén kiểm tra tài khoản, tin nhắn Facebook hay email của người bạn đời. Việc làm này chỉ làm cho mối quan hệ của hai bạn xấu đi mà thôi. Để cho người bạn đời của mình có những không gian riêng tư là việc nên làm.
Người bạn đời sẽ cảm thấy không được tôn trọng, không được tin tưởng, từ đó dẫn đến tình trạng hai bạn mâu thuẫn, cãi vã... ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống hôn nhân. Thực tế, điện thoại/Facebook hay email đều mang tính chất riêng tư và chẳng ai muốn sự riêng tư ấy bị phơi bày ra cho tất cả mọi người biết, kể cả đấy là người bạn đời của mình.
hường xuyên kêu ca phàn nàn
Trong cuộc sống hôn nhân, nếu có những điều không bằng lòng về nhau hãy nói ra vì nếu vẫn cứ giữ trong im lặng thì có thể những suy nghĩ, những phán đoán đôi khi không đúng và điều này khiến người bạn đời không thể hiểu điều gì đang xảy ra và phản ứng, cư xử như thế nào cho phải.
Tuy việc kêu ca, phàn nàn có thể giúp cho bạn giảm stress, nhưng ngược lại nó cũng dễ đem đến sự căng thẳng cho người bạn đời của mình. Cả hai bạn cùng có thời gian đi làm mệt mỏi, cùng chịu những áp lực về công việc, con cái, thế nhưng khi trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, một trong hai bạn lại thường xuyên kêu ca, phàn nàn sẽ làm cho không khí gia đình mất đi sự vui vẻ. Vì vậy, nếu một trong hai bạn gặp vấn đề gì, hãy giải quyết triệt để, đừng kể lể dài dòng mà nên dành thời gian đó để làm những điều vui vẻ hơn cho cả hai.
Những hờn dỗi mà không biết rõ nguyên do
Trong cuộc sống hôn nhân nếu những điều không bằng lòng về nhau hãy nói ra vì nếu vẫn cú giữ trong im lặng thì có thể những suy nghĩ, những phán đoán đó đôi khi không đúng và điều này khiến người bạn đời không thể hiểu điều gì đang xảy ra và phản ứng, cư xử như thế nào?
Lời nói đôi khi không đi đôi với hành động
Trong cuộc sống hôn nhân cần sự chung thủy và chân tình. Đó là chìa khóa của mọi vấn đề! Theo Marie Andersen- Nhà tâm lý học “nếu người chồng (vợ) viết những lời tràn đầy yêu thương nhưng đôi khi những điều đó không biến thành hiện thực vì đó không phải là “đích” cuối cùng như vậy tạo nên sự ngờ vực, mất niềm tin lẫn nhau.
Tác giả: