Khoai tây
Khoai tây có hàm lượng tinh bột cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, nếu để khoai tây ở nhiệt độ thấp sẽ làm phá vỡ kết cấu tinh bột, phần tinh bột đó có thể biến thành đường và làm hỏng hương vị của nó.
Cách để bảo quản khoai tây tốt nhất là nên cho vào trong một túi giấy, bọc kín để ánh sáng không lọt vào và đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo. Ngoài ra, bạn có thể để một quả táo trong túi bảo quan khoai tây, táo tiết ra khí ethylene có thể làm chậm sự nảy mầm của khoai tây. Khoai tây mọc mầm cũng là một mối nguy hiểm cho người sử dụng, nó có thể gây ra bệnh ngộ độc thực phẩm, thậm chí là tử vong.
Chuối
Chuối là loại trái cây phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loại quả giàu chất dinh dưỡng, có chứa chất chống lão hóa và ung thư. Nhiều người mua chuối về ăn không hết thường cất trong tủ lạnh, đây là một việc làm hoàn toàn sai lầm. Chuối khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ nhanh hỏng hơn, vỏ chuối cũng sẽ nhanh chuyển sang màu thâm đen hơn.
Các loại trái cây nhiệt đới như vải, xoài cũng không nên bảo quản trong tủ lạnh.
Nhiệt độ thích hợp để bảo quản các loại trái cây này là trên 10 độ C. Cách tốt nhất để bảo quan chuối là dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần đầu từng quả chuối, ngoài ra không để chuối cạnh táo và kiwi. Như vậy, chuối sẽ bảo quản được lâu hơn bạn nghĩ đấy!
Cà chua
Cà chua nếu để ở nhiệt độ thấp dễ bị mềm và thối nhanh hơn, vỏ ngoài sẽ nhăn lại và hương vị sẽ bị mất đi. Cách tốt nhất để bảo quản cà chua là đặt chúng ở nơi thoáng mát, khô ráo với nhiệt độ thường.
Bánh mì, bánh trung thu và các loại bánh mềm khác nếu đặt trong thủ lạnh sẽ khiến bánh bị khô, cứng và khó ăn. Tủ lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự tươi mát cho thực phẩm, nhưng bên cạnh đó nó cũng có thể làm tăng tốc độ suy thoái nhanh hơn. Bánh mì mới nướng nếu ăn không hết có thể đặt trong túi kín và bảo quản ở nhiệt độ phòng, và tốt nhất là nên ăn càng sớm càng tốt bởi vì đây không phải là thực phẩm có thể bảo quản được lâu hơn 3 ngày.
Mật ong
Mật ong không những là một gia vị khiến món ăn thêm thơm ngon, đậm đà mà còn là một phương thuốc để chữa nhiều bệnh thường gặp ở con người. Tuy nhiên, bảo quản mật ong lại là một việc vừa dễ vừa khó. Mật ong nếu để trong tủ lạnh sẽ đẩy nhanh quá trình kết tinh của đường, càng để lâu ở nhiệt độ thấp sẽ càng kết đặc và khó lấy.
Cách tốt nhất là nên giữ mật ong ở chai thủy tinh, đóng nắp kín và đặt ở nơi mát mẻ, khô ráo và thoáng mát.
Cá
Các chuyên gia thực phẩm khuyên rằng không nên bảo quản cá trong tủ lạnh quá lâu, bởi thực tế nhiệt độ trong tủ lạnh dân dụng vẫn còn khá cao. Cá để trong tủ lạnh sẽ nhanh bị mất nước và thay đổi cấu trúc khiến cá bị ôi, tanh và không thể ăn được nữa. Với món cá, tốt nhất là nên mua tươi sống và chế biến ngay.
Một số lưu ý khác khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh:
- Phân loại, dùng túi ni-lon bọc thực phẩm
Để ngăn ngừa sự bay hơi nước của thực phẩm, bạn nên cho chúng vào túi ni-lon. Song bạn cũng cần lưu ý một số rau củ quả như cà chua, nấm rơm thì không nên cho vào túi ni-lon mà hãy dùng túi giấy.
- Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh
Việc làm này lại khiến cho thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng. Lý do là đa số các trường hợp rau quả được rửa sạch sẽ có quá trình hình thành nấm mốc nhanh hơn thông thường.
- Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp
Nhiệt độ quá thấp sẽ làm thực phẩm đông đá, mất chất. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi. Tốt nhất hãy duy trì tủ lạnh ở nhiệt độ 1o- 4oC khi bảo quản rau quả.
Tác giả: